Tuesday, 21 July 2009

Nghệ thuật khóc nhè của trẻ con, dưới nhãn quan khoa học


Câu chuyện giáo dục:
Nghệ thuật khóc nhè của trẻ con, dưới nhãn quan khoa học

May 08, 2009 Cali Today News - Nếu chúng ta có con cái nhỏ, ắt hẳn phải từng trải qua kinh nghiệm “đau thương” của sự hứng chịu mè nheo, nhỏng nhẻo vô cớ của nó, khi nó không bằng lòng hay đòi nèo nẹo một cái gì mà chúng ta từ chối…

Thật là những “âm thanh hãi hùng”, khi thì chói chang như còi tàu xe lửa hay phản lực cơ chúi xuống trút bom, khi thỉ kéo dài thê thiết như tiếng côn trùng nỉ non, lúc lại chập chờn ai oán như tiếng vĩ cầm trong đêm khuya, có mấy ai trong phụ huynh lại không chịu nổi và làm oách cho rồi cái mà cu cậu mè nheo đòi cho bằng được.

Thế nhưng các nhà tâm lý cho là tiếng khóc nhè của trẻ con vừa làm cha mẹ phải chú y cao độ, vừa làm họ mệt nhoài, lại là một yếu tố của sự tiến hóa. Con nít mà không khóc nhè thì thật… không phải là con nít!

Tiến sĩ Rosemarie Sokol của đại học Clark University khám phá tần số âm thanh của tiếng khóc nhè rất giống với tần số của âm thanh các lời nói cha mẹ thường nói chuyện với con cái.

Bà nhận thấy cả tiếng khóc nhè và lời mẹ ru đều có các cung bậc cao thấp và thay đồi y hệt nhau. Tiếng mẹ ru luôn được xem là một phần quan trọng hết sức của mối tương giao giữa cha mẹ và con cái, trong lúc khóc nhè lại bị xem là một thói quen xấu, cần phải được... dẹp bỏ!

Tiến sĩ Sokol cho là mục tiêu của khóc nhè cũng giống hệt như tiếng mẹ ru. Một âm thanh trầm, chậm sẽ giúp “đương sự” muốn lôi kéo sự chú ý của đối tượng hoạt động của nó.

Khi ru con, một cách vô thức, các cung bậc thay đổi là để con được yên tâm, sau khi nó cũng chú ý đến lời của mẹ, để rồi sau đó yên lòng đi vào giấc ngủ sâu. Vì thế khi bắt đầu ru, người mẹ thường thay đổi các cung bậc là thế.

Sokol nghĩ là khi người nào bảo đảm là đã thu hút được sự chú ý của “người quan trọng” đối với đương sự thì sự yên lòng nảy sinh và mối khắng khích qua lại càng thêm được củng cố với thời gian.

Những thí nghiệm của tiến sĩ Sokol cho thấy tiếng khóc nhè cũng gây chú ý như tiếng cưa máy vậy!. Những người tham gia thí nghiệm phải trả lời một số câu hỏi lôi kéo sự chú ý trong lúc họ phải nghe tiếng cưa máy hay các loại âm thanh khó chịu khác.

Cũng vẫn những người này cũng lập lại thí nghiệm, nhưng lần này thì phải lắng nghe tiếng khóc nhè của con cái vang lên từ phía sau lưng.

Kết quả thật bất ngờ là họ đã bị chi phối bởi tiếng khóc nhè mạnh hơn tiếng cưa máy khi làm bài, và đã trả lời số câu hỏi ít hơn!

Các khảo sát cho thấy người cha thường bị tiếng khóc nhè làm bực mình và sao lãng tâm trí hơn người mẹ. Ngược lại khi con khóc thét lên thì ngươi mẹ là kẻ cuống cuồng chạy tới trước.

Tiến sĩ Sokol cắt nghĩa sự khác biệt trong phản ứng như thế có nguồn gốc từ sự tiến hóa vì người mẹ luôn là kẻ chăm sóc con cái đầu tiên, một cách tự nhiên theo bản năng, trong lúc người cha chỉ chú ý đến con khi nó từ từ trưởng thành.

Nhưng cả hai đều có khả năng ru con. Ít nhất thì người cha cũng có khả năng nói chuyện “ngọt ngào trầm bổng với con cái”. Sokol nói khi đó, cung bậc cũng không khác gì so với khóc nhè và tiếng ru của bà mẹ!

Hồng Quang theo Psychology Today
Page 1 of 1
------------------------------------------------------------------
source
Calitoday
Pix-source

WELCOME TO OLE' BILL'S WEEKLY NEWSLETTER


June 2009 - Week 4

No comments:

Post a Comment