June 18, 2009
Giao tiếp trong gia đình
Oanh Thơ
Sự giao tiếp được định nghĩa là việc diễn đạt suy nghĩ, tình cảm và ý tưởng của bạn. Một phần cốt yếu của việc giao tiếp tích cực là lắng nghe.Đối với con cái, sự giao tiếp tích cực có thể giúp chúng cảm thấy thoải mái khi nói và chia sẻ suy nghĩ cũng như tình cảm của chúng một cách thẳng thắn. Chúng cũng có thể học cách tôn trọng ý kiến, tình cảm và suy nghĩ của người khác.Là phụ huynh hay người chăm sóc trẻ, bạn có thể có những biện pháp quan trọng nhằm xây dựng mối giao tiếp lành mạnh với trẻ con.
Hình Minh Họa.Photos.com
Các nhà xã hội và tâm lý đưa ra một số yếu tố để xây dựng những kỹ năng giao tiếp lành mạnh đó là: phải có thái độ yêu thương, lắng nghe và hiểu điều người khác nói.Trẻ con có thể học cách giao tiếp tích cực theo gương của người lớn. Nếu biết luyện tập những kỹ năng giao tiếp, trẻ có thể lớn lên và trở thành những con người có trách nhiệm và chu đáo.Sau đây là những lời khuyên để giao tiếp tốt:Bố mẹ và người chăm sóc có thể chia sẻ thắc mắc, suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng theo phương cách tích cực và thích hợp như:1-Kiên nhẫn lắng nghe: Trẻ con có thể không hiểu rõ hành vi của chính chúng hay hành vi thích hợp mà người ta trông chờ ở chúng. Hãy giúp chúng hiểu bằng cách lắng nghe những gì chúng nói, trước khi sửa sai hay phạt kỷ luật chúng.2-Làm sáng tỏ: Nhắc lại cho trẻ nghe những gì chúng nói. Kiểm tra xem bạn đã hiểu trẻ đúng hay chưa? Điều này sẽ giúp trẻ con cảm thấy bạn đang lắng nghe chúng.3-Cho phép trẻ giải quyết những vấn đề của chúng. Dịu dàng hướng dẫn trẻ tìm ra giải pháp của chính mình bằng cách thừa nhận suy nghĩ và hành động của chúng.Người lớn có thể đáp ứng bằng các câu trả lời ngắn như, “Đúng rồi” hay “Thế à?”. Điều này sẽ khích lệ trẻ diễn đạt tình cảm bằng lời và tìm giải pháp cho điều chúng quan tâm.Nên hỏi trẻ những câu hỏi giúp chúng tìm câu trả lời. (Thí dụ: “Con sẽ cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy đến với con?”)4-Phụ huynh nên nói bằng giọng bình tĩnh và tôn trọng, vì điều này sẽ giúp trẻ con học cách lắng nghe và nói chuyện một cách thích hợp. Một giọng nói lớn, gắt gỏng có thể làm cho trẻ con quá sợ, hay quá giận dữ do đó, chúng không thể lắng nghe nữa.5-Người lớn nên chọn thời điểm tốt nhất để nói về những vấn đề quan trọng. Thí dụ như sau bữa ăn, chứ không phải khi con bạn đói hay mệt, vì như thế chúng sẽ thật khó lắng nghe hay kiểm soát tình cảm của chúng.6-Hãy dùng những lời lẽ tích cực. Tuyệt đối tránh những câu tiêu cực như, “Mẹ không cần biết con nói gì!” hay, “Con cứng đầu quá, không bao giờ nghe lời và làm những gì bố bảo con làm cả!”7-Tập trung vào hành vi chứ không phải vào cá tính. Thay vì nói, “Con là đứa trẻ hư vì không bao giờ chịu cất dọn đồ chơi,” hãy nói, “Con là một đứa trẻ ngoan vì vậy hãy cất dọn đồ chơi.”8-Hướng dẫn phải cụ thể: Điều này sẽ giúp giảm việc con bạn phạm lỗi và bạn bớt bị bực mình. (Thí dụ hãy nói, “Con đi dọn dẹp sách vở, xếp chúng lên kệ sách trong phòng con đi”; thay vì la rầy, “Phòng con lúc nào cũng bừa bãi, bề bộn quá!”)Nếu trẻ không thể hiểu vì sao nó bị phạt, bạn có thể đóng diễn một “màn kịch nhỏ” để giúp chúng thấy tình huống từ một góc nhìn khác. (Thí dụ: Nếu con bạn đánh một trẻ khác, hãy dùng hình nộm hay búp bê để “đóng lại” cảnh đó và giải thích là con làm như vậy là không nên, và hướng dẫn con xử sự cho đúng hơn.)9-Hãy dạy cho trẻ biết việc bất đồng ý kiến với người khác là chuyện bình thường, chúng chỉ cần biết phương cách nào thích hợp để bày tỏ ý kiến trong hòa khí.Hãy nhận biết cảm xúc của bạn và giúp trẻ biểu lộ cảm xúc bằng lời, thay vì bằng những hành vi thù địch để chống lại bạn bè hay người khác.10-Khi giao tiếp với trẻ, nên dùng lời nói và hành động chứng tỏ bạn luôn thương yêu chúng và muốn dạy dỗ chúng.
Cơ hội giao tiếpLà bố mẹ và người chăm sóc trẻ, bạn có thể tạo ra cơ hội để giao tiếp với trẻ và tham gia vào cuộc sống hàng ngày của chúng bằng cách:1-Cùng đọc sách với trẻ. (Hãy hỏi chúng về diễn tiến trong câu chuyện, hay hỏi cách chúng sẽ xử lý một tình huống cụ thể trong câu chuyện như thế nào.)2-Tham dự các sự kiện quan trọng tại trường và các sinh hoạt học đường. ( Thí dụ: họp phu huynh, các cuộc thi đấu thể thao, các buổi trình diễn văn nghệ.)3-Hỏi những câu hỏi mở rộng về sinh hoạt hàng ngày để con bạn trả lời không chỉ bằng từ: “có” hay “không”, mà chúng sẽ kể cho bạn nghe những sự việc xảy ra trong ngày. (Thí dụ: “Hôm nay con và bạn làm gì vào giờ ra chơi?” hay: “Bữa cơm tối nay, con thích món gì nhất?”)4-Hãy tổ chức “đêm gia đình” thuê phim xi nê có đề tài giáo dục, giải trí nói về tình gia đình; hoặc đi du ngoạn hay đi du lịch nhằm mục đích để cha mẹ và con cái có thời gian ở bên nhau.5-Dành thì giờ chơi với con cái.6-Tham gia vào việc thực hiện các loại bài tập ở trường của con như thủ công, khoa học.7-Tình nguyện tham gia các buổi sinh hoạt cần sự có mặt của cha mẹ ở trường như gia nhập Hội Phụ Huynh Học Sinh.8-Bạn hãy lắng nghe trẻ nói mà không nên ngắt lời, phán xét hay phê bình và cho phép con biểu lộ hết những suy nghĩ của chúng.
Giao tiếp với các bé một, hai tuổiKhi trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết chập chững bắt đầu nói những từ, hay câu ngắn, bạn có thể xây dựng mối giao tiếp tích cực với trẻ bằng cách:1-Thu hút sự chú ý của trẻbằng mắt.2-Dùng giọng nhẹ nhàng, êm dịu khi nói với chúng.3-Nói rõ ràng và luôn ôm con gần lòng khi bạn nói chuyện với chúng.
Hiệu quả lâu dàiLuyện tập những kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ sẽ có hiệu quả tích cực trên cuộc sống của chúng bằng cách:1-Khích lệ một mối quan hệ mở rộng, cho trẻ con biết chúng có thể trò chuyện với bạn ngay cả khi chúng sợ hay giận dữ.2-Nuôi dưỡng và khuyến khích tinh thần trách nhiệm và độc lập ở trẻ bằng cách dạy cho chúng suy nghĩ về các chọn lựa và nghĩ đến hậu quả về hành vi mà chúng làm ngay từ khi trẻ còn nhỏ.3-Xây dựng lòng tự tin để chúng biết cách diễn đạt suy nghĩ. Giúp chúng phát triển các kỹ năng hòa đồng với người khác.
Mặc dù nên khích lệ trẻ truyền đạt suy nghĩ và tình cảm của chúng, thế nhưng phụ huynh luôn luôn phải bảo vệ và nói thay cho trẻ khi chúng bị hại. Nhờ đó, trẻ sẽ xây dựng lòng tự tin để tự phát biểu cho mình. (O.T)
source
Viet Tribune Online
No comments:
Post a Comment