Wednesday, 28 October 2009

Gạo Lứt & Cao Huyết Áp



09-1025-02-whole_grain_bread.jpgNgọc Thụy
OneViet.com

Ăn nhiều các loại hạt whole grain có thể giúp tránh bị huyết áp cao, nghiên cứu mới đây của ngành dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết. Phúc trình đăng trong tập san American Journal of Clinical Nutrution số tháng Chín vừa qua nói rằng những người nam theo chế độ dinh dưỡng với tỉ lệ hạt whole grain cao có thể giảm đến 19% không bị huyết áp cao (high blood pressure) so với người ăn ít hơn.
Hạt whole grain giống như gạo lứt (hay lức) gồm vỏ ngoài cám (bran), mầm (germ) và ruột (endosperm) khác với loại hạt xay trắng chỉ còn endosperm như gạo trắng, bánh mì trắng, mì sợi, nui … Gạo lứt chỉ xay bỏ vỏ trấu nên chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể còn hạt whole grains chứa nhiều protein, xơ, vitamin B, antioxidants, vết chất khoáng. Ngoài khả năng giảm nguy cơ bị huyết áp cao, một chế độ dinh dưỡng nhiều whole grain còn giúp giảm bị tiểu đường loại II, bệnh mập phì và một vài dạng ung thư. Ăn nhiều whole grain còn giúp tiêu hóa tốt.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu này, bác sĩ Alan J. Flint thuộc phân khoa Public Health đại học Harvard ở Boston cùng các đồng nghiệp quan sát dữ liệu về 51,529 người thuộc phái nam tuổi 40 đến 76 từ 1986. Trong cùng lúc nhóm nam thứ hai gồm 31,684 người hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bị huyết áp cao, ung thư hay bệnh tim mạch. Sau 18 năm thì 9,227 người bị huyết áp cao. Ngược lại trong nhóm đầu những người hàng ngày ăn trung bình 52 gam hạt whole grain thì giảm đến 19% bị huyết áp cao so với những người chỉ ăn hàng ngày khoảng 3 gam hạt whole grain.

Phân tích thành phần của hạt whole grain, các nhà nghiên cứu thấy rằng chỉ có chất cám (bran) có mối quan hệ giữa những người nam ăn nhiều hay ít với nguy cơ bị huyết áp cao. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy rằng lượng cám tiêu thụ tương đối nhỏ so với lượng của toàn bộ hạt whole grain cùng các chất xơ. Thêm vào đó các khoa học gia còn thấy rằng nếu tính luôn cả trái cây, rau quả nhóm người nam tiêu thụ kể cả uống thêm vitamin, sinh hoạt thể dục thể thao, khám nghiêm cholesterol trong máu thì mối quan hệ giữa ăn nhiều whole grain và ít bị huyết áp cao vẫn chính xác.
Các nhà nghiên cứu cho hay phái nữ ăn nhiều hạt whole grain cũng có ít nguy cơ bị cao áp nhưng kết quả không rõ ràng bằng bên phái nam. Theo tháp thực phẩm cơ quan USDA khuyến cáo hàng ngày nên ăn ít nhất 85 gam thực phẩm làm bằng hạt whole grain (whole wheat) hoặc phân nữa lượng các loại bánh mì, nui, mì … phải được làm bằng hạt whole grain.

Gạo Lứt

Wikipedia viết về gạo lứt trong dưỡng sinh như sau:
“Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên thường thấy những món ăn đồ uống sử dụng gạo lứt, thuộc nhóm thực phẩm chức năng dùng để chữa trị một số loại bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Gạo lứt muối mè, bao gồm cơm nấu gạo lứt và mè rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến hai. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Gạo lứt rang và đun nước uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng.”

**********************

source

One Viet

No comments:

Post a Comment