Monday 16 November 2009

HERE'S TO YOUR HEALTH!




Dr. Edmund Hayes's Weekly Health advise Column.

Cholesterol-Lowering Medicines May Be Effective Against Cancer
Millions of people around the world use medicines based on statins to lower their blood cholesterol, but new research from the University of Gothenburg, shows that statins may also be effective in the treatment of cancer. Statins lower cholesterol by blocking certain enzymes involved in our metabolism. However, they have also been shown to affect other important lipids in the body, such as the lipids that help proteins to attach to the cell membrane (known as lipid modification). Because many of the proteins that are lipid-modified cause cancer, there are now hopes that it will be possible to use statins in the treatment of cancer.

It is, however, very difficult to study the side-effects of statins in mammals. As a first step, Marc Pilon, researcher at the Department of Cell and Molecular Biology at the University of Gothenburg, has teamed up with Swedish and international colleagues to carry out studies on the nematode C. elegans. This nematode, which is made up of just a thousand or so cells, does not produce cholesterol and is therefore an ideal test subject.

****************************************************************

Green Tea Shows Promise as Chemoprevention Agent for Oral Cancer
Green tea extract has shown promise as cancer prevention agent for oral cancer in patients with a pre-malignant condition known as oral leukoplakia, according to researchers at The University of Texas M. D. Anderson Cancer Center. The study, published online in Cancer Prevention Research, is the first to examine green tea as a chemopreventative agent in this high-risk patient population. The researchers found that more than half of the oral leukoplakia patients who took the extract had a clinical response.
Long investigated in laboratory, epidemiological and clinical settings for several cancer types, green tea is rich in polyphenols, which have been known to inhibit carcinogenesis in preclinical models. Still, clinical results have been mixed.

****************************************************************

Common Pain Relievers May Dilute Power of Flu Shots

With flu vaccination season in full swing, research from the University of Rochester Medical Center cautions that use of many common pain killers - Advil, Tylenol, aspirin - at the time of injection may blunt the effect of the shot and have a negative effect on the immune system.
Richard P. Phipps, Ph.D., professor of Environmental Medicine, Microbiology and Immunology, and of Pediatrics, has been studying this issue for years and recently presented his latest findings to an international conference on inflammatory diseases. (http://bioactivelipidsconf.wayne.edu/)
"What we've been saying all along, and continue to stress, is that it's probably not a good idea to take common, over-the-counter pain relievers for minor discomfort associated with vaccination," Phipps said. "We have studied this question using virus particles, live virus, and different kinds of pain relievers, in human blood samples and in mice - and all of our research shows that pain relievers interfere with the effect of the vaccine."

****************************************************************

The Long Path To Developing An AIDS Drug
By 2002, Daria Hazuda had bet her career and several years of her life on what she hoped would be a groundbreaking HIV drug, one that could help save lives and reap huge profits for her employer, Merck & Co. Inc. When the phone rang in her lab in West Point, Montgomery County, the news was bad: In tests, Hazuda's drug had sickened dogs. The results threatened to kill a project her superiors already were questioning because competitors' ideas seemed more promising. "It was really devastating to the whole team," Hazuda said. "We had worked so hard." Dead ends, however, had always spurred her on. "It's like being a detective, putting the pieces together to make a story and seeing how those seemingly unrelated pieces can come together in that big eureka moment," said Hazuda, a fan of John le Carre's spy novels.

****************************************************************

Approved Lymphoma Drug Shows Promise in Early Tests Against Bone Cancer
A drug already approved for the treatment of lymphoma may also slow the growth of the most deadly bone cancer in children and teens, according to an early-stage study published online today in the International Journal of Cancer. The study drug, Bortezomib, was found to be effective against bone cancer in human cancer cell studies and in mice. While key experiments were in animals, the cancer studied closely resembled the human form and the drug has already been proven to be safe in human patients. In the current study, researchers sought to use Bortezomib (Velcade®) against osteosarcoma, an aggressive cancer that starts in bone, spreads quickly and responds poorly to current chemotherapies. The drug, a proteasome inhibitor developed by Millennium Pharmaceuticals and Johnson & Johnson, was approved by the FDA for the treatment of a rare, aggressive form of non-Hodgkin's lymphoma in 2006 and for multiple myeloma in 2008. "Our most clinically relevant finding is that a drug already proven safe and effective in treating the most common cancers of the blood may be equally effective in suppressing bone cancer," said Roman Eliseev, M.D., Ph.D., research assistant professor within the Center for Musculoskeletal Research and the James P. Wilmot Cancer Center, both within the University of Rochester Medical Center. "Bortezomib caused osteosarcoma cells to self destruct, and prevented their spread. While further studies are needed, our findings suggest that this drug may represent a new treatment option for a devastating disease and an effective complement to current chemotherapies."

****************************************************************

Researchers Identify Drug Candidate For Treating Spinal Muscular Atrophy
A chemical cousin of the common antibiotic tetracycline might be useful in treating spinal muscular atrophy (SMA), a currently incurable disease that is the leading genetic cause of death in infants. This is the finding of a research collaboration involving Adrian Krainer, Ph.D., of Cold Spring Harbor Laboratory (CSHL) and scientists from Paratek Pharmaceuticals and Rosalind Franklin University of Medicine and Science. SMA is caused by mutations in a gene called Survival of Motor Neuron 1 (SMN1), resulting in a decrease in the levels of SMN protein in the motor neurons of the spinal cord - the cells that control muscle activity. Without the protein, these neurons degenerate, and infants born with the mutations progressively lose the ability to move, swallow, and breathe. There are no approved therapies for the treatment of SMA, which affects approximately 1 in 6,000 babies born in the United States. The new molecule boosts the levels of SMN protein in cells by fixing a mistake in a cellular processing mechanism called RNA splicing. In a study that will appear in the journal Science Translational Medicine on November 4th, the scientists report this fix in both mouse models of SMA, as well as in cells isolated from SMA patients.

****************************************************************

Study Links Folic Acid Supplements To Asthma
A University of Adelaide study may have shed light on the rise in childhood asthma in developed countries like Australia in recent decades. Researchers from the University's Robinson Institute have identified a link between folic acid supplements taken in late pregnancy and allergic asthma in children aged between 3 and 5 years, suggesting that the timing of supplementation in pregnancy is important. Associate Professor Michael Davies says that folic acid supplements - recommended for pregnant women to prevent birth defects - appear to have "additional and unexpected" consequences in recent studies in mice and infants.

****************************************************************

Believe it or not

Mich. Man without vehicle steals ambulance
Authorities said a 31-year-old Detroit man who was stranded at a southeast Michigan hospital face charges after he stole an ambulance. Police said the man stole the ambulance from the St. John River District Hospital in St. Clair County's East China Township on Saturday night after people inside the facility refused to give him a ride to St. Clair where his vehicle was located. Michigan State Police Sgt. Craig Nyeholt told The Times Herald in Port Huron that the man fled in an ambulance left idling outside the emergency room entrance, but was arrested a short time later. Police have not identified the man, who was expected to be arraigned Monday. No further details were released

*******************

source

WELCOME TO OLE' BILL'S WEEKLY NEWSLETTER

November 2009 - Week 3

Wednesday 11 November 2009

Cô hàng cà phê thời hiện đại

Cập nhật lúc 4:34:49 AM - 29/10/2009

CoHangCafe.jpg

Khi còn là cô sinh viên độc thân, vui tính – ảnh tài liệu gia đình.

Phụng Linh/Viễn Đông


Từ Montreal, Canada sang Nam California du lịch vào năm 1995, cô sinh viên Nguyễn Thị Bích Phượng - con gái của một gia đình Việt có 6 con gái - tình cờ gặp được ý trung nhân, một nhà xây dựng. Cô ở lại Quận Cam để bắt đầu cuộc đời làm vợ và làm mẹ.

Cô nhớ lại, thuở ấy Little Sài Gòn không thiếu quán cà phê trữ tình dành cho nam giới, nhưng chưa có chỗ dành cho khách lui tới uống cà phê, dùng điểm tâm sáng, vui vẻ trò chuyện thú vị để khởi đầu một ngày mới. Phượng và hai chị ruột cùng hùn vốn mở quán cà phê - bánh mì kiểu châu Âu: một ly cà phê bốc khói thơm lừng, một mẩu bánh mì nóng giòn với những món đi kèm như bò kho, bò lúc lắc... đủ cho ít phút nhàn tản buổi sáng trước giờ làm việc.

Quán Coffee Factory tọa lạc tại thành phố Wesminster ra đời, đến nay đã được 13 năm. Cơ sở mở rộng gấp đôi, nhân viên đông thêm, nhưng cô hàng cà phê vẫn ngày ngày ở quán: khi đứng sau quầy tính tiền, lúc thoăn thoắt bê thức ăn đến tận bàn cho khách.

Viễn Đông: Theo cô, để "buôn may bán đắt" ở Little Sài Gòn, vùng đất cạnh tranh quyết liệt như thế này, kể cả giữa người Việt với nhau, nhất là món cà phê - bánh mì thì người kinh doanh ắt phải có nhiều kinh nghiệm?

Bích Phượng: Với chúng tôi, kinh nghiệm không hề sẵn có. Trước nhất, chúng tôi lấy tâm lý của mình tự hỏi xem mình có chịu bỏ tiền ra dùng món ăn này không. Muốn giữ được khách, quán phải giữ đúng phẩm chất ban đầu, không được gia giảm.

Phải lựa từng miếng thịt tươi để nấu thì món ăn sẽ ngon. Tôi ăn ở ngoài nhiều lắm, cho nên thử món nào thấy ngon thì biết rằng món đó sẽ được khách chấp nhận. Mới đầu, chúng tôi cũng vất vả một thời gian với món bò kho, nhưng thời gian sau thì tình hình được cải thiện dần. Tiền nào của nấy. Lựa thực phẩm ngon, bỏ công chế biến sẽ cho ra thức ăn ngon. Thực phẩm tươi đắt tiền hơn một tí, hoặc mua cà phê hạt đắt tiền, pha chế trước mặt khách làm bốc mùi thơm nghi ngút mới thành công. Chúng tôi không nấu dồn để bán nhanh, và chọn bánh mì thơm, giòn hơn, đắt tiền hơn nơi khác 1 - 2 đồng; paté thì nhập cảng từ Pháp sang. Chúng tôi chịu khó bỏ công nhiều hơn. Nói tóm lại là phải mua đồ tươi, đắt tiền, phải nấu cho khéo. Một kinh nghiệm nữa là phải thích nghề này thì mới làm được.

Nhiều nhà hàng sống chật vật vì họ tùy thuộc người đầu bếp. Còn quán chúng tôi dựa vào sự khéo léo của chính mình, từ hai bàn tay trắng làm nên. Từ nhỏ chúng tôi đã biết và thích làm bếp.

Viễn Đông: Có khi nào quán cô bị chê trách và cô giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Bích Phượng: Khách là người quyết định mức độ thành công của quán. Nếu được góp ý, chúng tôi lắng nghe và ăn thử rồi xem xét việc sửa chữa để làm hài lòng khách.

Viễn Đông: Khoảng một năm nay, nhiều quán ăn đại hạ giá món ăn, có lúc tới 50% giá cũ để thu hút khách. Liệu cô có nghĩ đến việc áp dụng phương cách đó nhằm mang thêm khách đến với quán của mình?

Bích Phượng: Thấy quán khác đông khách nhờ hạ giá bán, chúng tôi chú ý cải thiện món ăn cho ngon hơn, chứ không giữ khách bằng cách giảm giá món ăn.

Viễn Đông: Mở nhà hàng là một công việc cực nhọc, nhức đầu vì những con số, cân, đong, đo, đếm sao cho "thu đủ để chi", liệu cô có tìm được niềm vui ở công việc này không?

Bích Phượng: Được lặt rau, dọn bàn... đón khách mỗi ngày đủ vui rồi. Thấy khách dùng hết dĩa thức ăn, rất vui. Theo tôi, phải rất yêu nghề thì mới thành công. Nào là tiền bạc, sổ sách cân đối, phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh... Nhà hàng là hoạt động rất phức tạp. Nhà hàng lâu đời mà vẫn thành công thì rất đáng khâm phục. Tôi không hề ganh tị với sự thành công của các đối thủ, vì tôi hiểu muốn quán luôn đông khách thì người chủ quán phải nếm trải biết bao cực nhọc.

CoHangCafe3.jpg


Đứng sau quầy tính tiền cho khách – ảnh: Phụng Linh/Viễn Đông.

Viễn Đông: Vừa làm người điều hành nhà hàng, vừa phải làm vợ và làm mẹ hai đứa con nhỏ, làm sao cô có thể dung hòa được những trách nhiệm này trong một khoảng thời gian eo hẹp mỗi ngày?

Bích Phượng: Việc ở nhà hàng còn có mẹ và chị giúp. Tính ra, tôi có từ 8 - 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày ở quán. Đưa con đi học rồi tôi đến đây, làm việc đến 2 giờ chiều thì đi rước con, cho ăn uống, chỉ dẫn làm bài. Cho đến 4 - 5 giờ thì rời quán để đưa con đi bơi, đánh tennis. Khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ sau lại đón con về nhà.

Viễn Đông: Làm dâu trăm họ ở nhà hàng rồi, về nhà cô vẫn phải "làm dâu" nữa chứ?

Bích Phượng: Từ nhà hàng về nhà, tôi lao vào bếp. Với tôi, bữa ăn gia đình rất quan trọng, dù bận cách mấy cũng phải nấu ăn cho cả nhà. Ngay cả gia đình chị em chúng tôi mỗi tuần cũng phải gặp nhau, ăn chung 3 - 4 lần. Chúng tôi ít bạn, ít tiếp xúc với người bên ngoài, mà quây quần hạn hẹp trong gia đình. Dành thời gian cho con cũng hết ngày, hết giờ.

Viễn Đông: Ông xã làm gì trong khi cô bận rộn với nhà hàng, với con như thế?

Bích Phượng: Có hôm ông xã ra quán ăn trưa thấy khách đông thì cũng phụ dọn dẹp bàn ghế. Quán hư cái gì cũng nhờ anh sửa chữa giùm. Quán này do chính anh thiết kế đấy.

Viễn Đông: Săn sóc con có cực như việc ở nhà hàng không?

Bích Phượng: Con trai lớn của chúng tôi 11 tuổi, thằng nhỏ 8 tuổi. Từ ngày có bầu đã cực rồi. Tôi thích con gái lắm nhưng chỉ được hai thằng con trai. Dẫu sao thì có con là mừng rồi, mỗi đứa dễ thương một kiểu khác. Mệt nhất là những khi nó không chịu nghe lời mẹ. Mỗi ngày, tôi đưa cháu đi học, ủi từng cái áo, lo ăn, cơm nước, sắp xếp để cháu đi bơi, dạy cháu học, ngồi chờ cháu đánh tennis. Nhiều người nói làm sao có thể ngồi chờ hàng giờ như vậy. Nhưng tôi lại vui khi thấy con mình hoạt động. Cực trí mới mệt, còn cực tay chân thì không sao. Tối nào tôi cũng mong mau đến ngày mai, để mình làm việc tốt hơn ngày hôm qua. Suy nghĩ đó làm tôi cảm thấy luôn thú vị.

CoHangCafe2.jpg


Cùng chồng và hai con trai – ảnh tài liệu gia đình.

Viễn Đông: Mỗi khi con không nghe lời mẹ thì cô làm sao?

Bích Phượng: Nó không nghe lời thì cũng phải phạt, nhưng trước hết phải giải thích để nó hiểu nó không đúng chỗ nào, rồi chỉ cho con thấy nên làm như thế nào mới phải để cho mẹ vui.

Viễn Đông: Cô có kinh nghiệm gì giúp cho con của mình trở nên ngoan ngoãn, chăm học, biết vâng lời cha mẹ, nói tóm lại là biết phân biệt đúng - sai, phải - trái và biết làm điều phải?

Bích Phượng: Phải săn sóc con mình cẩn thận khi cháu còn nhỏ. Cũng có những đứa trẻ thiên khiếu thông minh, nhưng hầu hết khi được sinh ra đều có trạng thái thể chất giống nhau. Sự phát triển trí khôn, thể lực ở mỗi đứa nhanh hay chậm phần lớn do người mẹ. Mẹ đưa con đi khám bệnh, bác sĩ chỉ ngó, sờ một cái không thể biết rõ tình trạng của con hơn người mẹ. Bác sĩ chỉ chữa chạy cho con tức thời, nhưng trong ngày dài tháng rộng, chỉ có bàn tay người mẹ mới tạo nên sự cứng cáp cho con.

Viễn Đông: Nhưng bà quá bận với quán cà phê, thì làm sao?

Bích Phượng: Đúng là tôi chỉ có thời gian ngắn ngủi từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối mỗi ngày dành cho con. Thời gian qua mau, tuổi thơ của con trôi mất, cho nên tôi luôn chọn trường học tốt để con được lớn lên trong môi trường lành mạnh. Con tôi ở trường với thầy và bạn nhiều hơn với cha mẹ. Cháu học trường Công Giáo, kỷ luật tốt, tốn tiền nhưng chúng tôi chấp nhận. Khi đưa con vào trường, tôi không lo con đánh lộn, hay bị thế này, thế khác. Môi trường tốt thì con mình sẽ tốt. Không thể nói đứa giỏi thì bỏ đâu cũng giỏi. Tôi nghĩ “có công mài sắt có ngày nên kim”. Tôi cũng muốn làm một người mẹ lúc nào cũng ở nhà với con, lo cho con, nhưng bây giờ thì chưa được. Cho nên tôi chọn việc làm tự do, có thể đi ra ngoài với các con bất cứ lúc nào.

Viễn Đông: Xin cô cho biết, cô hàng cà phê, hoặc có thể các cô hàng quán khác, làm gì để vun đắp hạnh phúc gia đình?

Bích Phượng: Làm tròn vai trò một người mẹ, người vợ: giữ nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ và tìm nguồn vui trong công việc hàng ngày dưới mái nhà riêng. Tôi rửa chén cũng thấy hạnh phúc, giữ không khí hòa thuận trong gia đình làm tôi thấy vui luôn. Nếu có tính "giận cá chém thớt", đi làm về mệt, nhiếc mắng con, cãi lộn với chồng... thì làm sao gia đình hạnh phúc được. Hồi chưa có con, chúng tôi hay cãi vã. Có con rồi, thương con thì cố gắng làm mọi việc tốt cho hai đứa nhỏ. Những chuyện mà chồng tôi làm không hợp ý mình không còn là vấn đề lớn. Tôi nghĩ, có một người chồng đi làm cực khổ, về nhà biết thương con, săn sóc con là tốt rồi. Tôi không cần người có bề ngoài mà chỉ cần một người phúc hậu, có hiếu với cha mẹ, biết giữ đạo làm người... Một người như thế xứng đáng cho mình nương tựa cuộc đời. Tôi chọn ông xã hiện nay của tôi vì ngày trước, anh thương mẹ ruột mình lắm. Tôi muốn mai mốt các con tôi cũng biết thương kính và tôn trọng cha mẹ như thế.

Viễn Đông: Sao cô biết ông xã cô thương kính mẹ để chọn anh ấy làm chồng?

Bích Phượng: Ồ, cái gì cũng hỏi mẹ, lo cho mẹ nhiều lắm. Lúc mới quen, anh ở nhà của mẹ, cái gì cũng mẹ và mẹ trước hết. Mới cưới nhau, chúng tôi cũng ở với mẹ một tháng đầu. Sau vì đi lại xa xôi quá nên mới di chuyển về đây và tuần nào cũng về nhà thăm mẹ một lần.

Viễn Đông: Vì sao hạnh phúc gia đình hết sức quan trọng đối với cô?

Bích Phượng: Gia đình hạnh phúc, lòng mình mới yên, đi làm mỗi ngày với tâm trạng vui vẻ, đầu óc tỉnh táo, mới sáng tạo trong công việc, mới thành công được. Nếu gia đình lộn xộn, mình đâm ra thiếu bình tĩnh, giận cá chém thớt, không nghĩ được cách đối phó với khó khăn trở ngại trong chuyện làm ăn, thì khó thành công lắm, lại dễ gặp rủi ro.

Viễn Đông: Với vai trò của một người mẹ, theo cô thì đâu là niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất?

Bích Phượng: Tôi thích đông con, nhưng lại sợ trải qua những giờ phút mang nặng, đẻ đau đầy lo lắng, nên thôi. Hai đứa là đủ rồi. Tôi thích nhất lúc mới sinh bé, được ở nhà, cho con bú.

Viễn Đông: Cô hoạch định gì cho tương lai?

Bích Phượng: Mẹ của tôi gần 70 tuổi vẫn còn làm việc rất giỏi. Tôi muốn được như mẹ. Tôi thích làm nhà hàng lắm. Mai mốt các con lớn thì tôi có thời gian mở thêm các chi nhánh. Nhưng làm việc vài chục năm nữa thôi thì về hưu để lo cho cháu nội vậy.

Viễn Đông: Cám ơn cô đã dành thời giờ cho buổi tâm tình này và thân chúc cô luôn gặt hái thành công về mọi phương diện.

***********************

source

Viễn Đông Daily

TRÁNH CÚM H1N1: Đơn giản và rẻ tiền


November 06, 2009


Việt Tribune tổng hợp

Bác sĩ Vinay Goyal, MBBS, DRM, DNB (Chuyên viên hồi sinh và Tuyến giáp trạng) đã có trên 20 năm kinh nghiệm. Ông đã làm việc tại các bệnh viện Hinduja, Bombay, Saifee, Tata Memorial…Hiện ông là Trưởng khoa Y Học Nguyên Tử và trưởng phòng Tuyến Giáp Trạng thuộc Trung Tâm Tim và Khẩn Cấp Riđhivinayak, Malad.

Trẻ em rửa tay để tránh lây nhiễm virus H1N1. Getty Images

Lời nhắn sau đây của ông rất hữu lý và quan trọng mà mọi người nên biết: Đồi diện với cơn dịch toàn cầu như hiện nay, thật khó mà tránh không tiếp xúc với vi trùng H1N1 dẫu cho chúng ta có cẩn thận đến đâu đi nữa. Cho nên vấn đề ở đây không phải là ráng tránh tiếp xúc với vi trùng H1N1 mà là sự sinh sôi nẩy nở của nó. Trong khi bạn còn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị nhiễm trùng H1N1 và nếu bạn muốn ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó, cùng các trở chứng trầm trọng và các sự nhiễm khuẩn khác phát sinh…, bạn có thể, thay vì chú trọng đến việc tàng trữ thuốc Tamiflu, áp dụng một số biện pháp rất đơn giản sau đây mà đã không được nêu rõ ràng trong các thông tư y học chính thức.

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông.
2. Nguyên tắc “Không sờ tay vào mặt”: Tự chế mọi ý muốn đụng vào bất cứ phần nào trên mặt (trừ trường hợp bạn muốn ăn, rửa, hoặc tát vào mặt).
3. Súc miệng hai lần mỗi ngày bằng nước ấm với muối (dùng Listerine nếu bạn không tin muối). Vi trùng H1N1 cần 2 tới 3 ngày từ khi xâm nhập vào họng/mũi để sinh sôi nảy nở và có triệu chứng tác hại. Chỉ cần súc miệng đủ để ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó. Nói cách khác, súc miệng – bằng nước muối hay Listerine – có cùng tác dụng đối với người khỏe mạnh, như Tamiflu đối với người bị nhiễm bệnh. 4. Tương tự như điều 3, “Chùi lỗ mũi tối thiểu một lần mỗi ngày bằng nước muối ấm”.
5. Tăng cường hệ thống miễn nhiễm bằng thức ăn giàu vitamin C (các loại trái cây họ cam quít).
6. Uống tối đa nước ấm mà bạn có thể uống (trà, càfé,…). Uống nước ấm có cùng công hiệu như việc súc miệng, nhưng về hướng đối nghịch. Nó cuốn các vi trùng đang sinh sản trong miệng vào bao tử, nơi mà chúng không thể sống sót, sinh sản hoặc gây bất cứ tác hại nào.

*************

source

Viet Tribune Online

Người bệnh tâm thần tăng nhanh


Cuộc sống căng thẳng


SGTT - Từ tháng 5.2007 đến 9.2009, bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) đã tiếp nhận 525 trường hợp tự tử. Trong khi đó, tại bệnh viện Tâm thần kinh TP.HCM mỗi ngày có gần 400 bệnh nhân đến khám. Theo các bác sĩ, số người chán sống, lo âu, trầm cảm đang ngày một tăng.

Bình quân mỗi ngày có khoảng 400 người đến khám tại bệnh viện Tâm thần kinh TP.HCM

Tại bệnh viện Tâm thần kinh TP.HCM, số người đến chữa trị về các bệnh tâm thần không ngừng gia tăng trong các năm gần đây. Nếu năm 2006 có 47.046 người đến khám và điều trị thì năm 2007 con số này tăng lên 53.240 người, năm 2008 là 63.546 người. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2009 đã có tới 58.366 người đến khám, trong đó 17.864 người mắc bệnh trầm cảm, 20.268 người căng thẳng, lo âu...

Khùng vì áp lực

Chị N.T. Lan, 29 tuổi, là công nhân may công nghiệp, làm việc từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối mỗi ngày. Hồi đầu năm chị bị thất nghiệp nên toàn phải ăn mì tôm, suốt ngày lo lắng tìm việc. Khi có việc, chị lao vào làm ngày làm đêm kiếm tiền để dành phòng khi thất nghiệp. Khoảng mấy tháng nay chị hay bị ngất xỉu, thỉnh thoảng khó thở, hồi hộp lo lắng, uống thuốc cả tháng vẫn không khỏi. Chị quyết định đi khám bác sĩ, kết quả xét nghiệm hoàn toàn bình thường. Đến bệnh viện Tâm thần kinh, bác sĩ chẩn đoán do chị lo lắng quá mức, suy nhược thần kinh.

Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ, phó giám đốc bệnh viện Tâm thần kinh TP.HCM, trước đây do quan niệm của người dân chưa đầy đủ về bệnh tâm thần, họ cho rằng bệnh tâm thần chỉ có ở những người bị điên, khùng không quản lý được và hay lang thang ra đường. Thời điểm đó, ở các phòng khám chỉ có 40 người đến khám mỗi ngày. Nay, xã hội công nghiệp phát triển, sức ép lên hoạt động tâm thần ngày càng lớn, số người có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ngày càng tăng, mỗi ngày có gần 400 người đến khám. Trẻ em mắc chứng này cũng tăng, mỗi tuần có khoảng 500 trẻ đến bệnh viện, trong đó nhiều trẻ bị trầm cảm, lo âu do áp lực từ học hành, từ cha mẹ.

Theo các bác sĩ, do kinh tế, xã hội phát triển, con người tập trung vào guồng máy, đam mê và thăng tiến nên căng thẳng, lo âu, với biểu hiện như mệt mỏi, dễ cáu gắt, nhức đầu, khó ngủ, đau gáy, hay hồi hộp, lo sợ, kém ăn, táo bón... Các triệu chứng này kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác, có thể dẫn tới những hành động không sáng suốt. Nhiều trẻ bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm và dẫn đến tự tử.

Một nghiên cứu về hành vi tự tử ở các bệnh nhân chữa trị tại bệnh viện Trưng Vương TP.HCM cho thấy nữ giới có chiều hướng tự tử nhiều hơn nam giới (chiếm 72%), công nhân chiếm tỷ lệ khá cao (trên 21%)

Cũng theo bác sĩ Trụ, nếu những áp lực, nguyên nhân gây bệnh kéo dài thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm thật sự, để lâu không có hy vọng chữa khỏi. Vì thế, sau những lúc bị căng thẳng quá sức, mỗi người cần có thời gian thư giãn bằng việc nghỉ ngơi ngắn, nghe nhạc hay chơi một môn thể thao nào đó để “xả” căng cho đầu óc.

Tự tử vì áp lực và căng thẳng

Một vú nuôi đưa N.T.S (học sinh lớp chín, nhà ở quận 4) đến chữa bệnh tại bệnh viện Tâm thần kinh, kể: “S. là con một trong gia đình giàu có, mẹ thì có cổ phần, cổ phiếu, ba làm lãnh đạo ở nhà máy ximăng. Tuy nhiên, ba mẹ thằng nhỏ không hoà thuận, thường cãi nhau và họ mới nộp đơn ra toà, nghe đâu ba nó có bồ. S. thì học suốt ngày ở trường, đêm còn học thêm với gia sư. Không hiểu sao mấy tháng nay S. lặng thinh, không nói chuyện với ai. Hôm vừa rồi, mẹ nó vô tình quát lớn, thế là nó khóc nức nở và nói rằng: “Con sẽ chết cho ba mẹ được sung sướng!” Thế là mẹ nó sợ, nói tôi đưa đến bệnh viện để bác sĩ khám xem sao.

Một trường hợp khác, chị L.T.M.T, 35 tuổi, quận Bình Thạnh, giáo viên dạy cấp 2. Chị T. hiện có một cô con gái, gia đình không được hạnh phúc, vợ chồng thường xuyên bất hoà, lục đục. Lúc nào chị cũng trong tâm trạng căng thẳng. Vì vậy, đến trường giảng dạy, chỉ cần học sinh có thái độ nói năng không lễ phép, không học bài thì chị có những thái độ thái quá, như: chửi nặng lời, ném tập… Học sinh sợ sệt, về nhà báo lại với gia đình, phụ huynh bức xúc lên làm việc với nhà trường và kỷ luật cô giáo. Từ đó cô càng căng thẳng, bức xúc, tự ti, không ai có thể chia sẻ và tư vấn cho cô. Bạn bè giới thiệu cô đến bệnh viện Tâm thần kinh, bác sĩ làm trắc nghiệm tâm lý và trò chuyện. Cuối cùng chị cũng nói: “Nhiều lần tôi đã có ý định tự tử…”

bài và ảnh Hoàng Nhung
Source
http://www.sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=59264&fld=HTMG/2009/1110/59264