Wednesday 28 October 2009

Gạo Lứt & Cao Huyết Áp



09-1025-02-whole_grain_bread.jpgNgọc Thụy
OneViet.com

Ăn nhiều các loại hạt whole grain có thể giúp tránh bị huyết áp cao, nghiên cứu mới đây của ngành dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết. Phúc trình đăng trong tập san American Journal of Clinical Nutrution số tháng Chín vừa qua nói rằng những người nam theo chế độ dinh dưỡng với tỉ lệ hạt whole grain cao có thể giảm đến 19% không bị huyết áp cao (high blood pressure) so với người ăn ít hơn.
Hạt whole grain giống như gạo lứt (hay lức) gồm vỏ ngoài cám (bran), mầm (germ) và ruột (endosperm) khác với loại hạt xay trắng chỉ còn endosperm như gạo trắng, bánh mì trắng, mì sợi, nui … Gạo lứt chỉ xay bỏ vỏ trấu nên chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể còn hạt whole grains chứa nhiều protein, xơ, vitamin B, antioxidants, vết chất khoáng. Ngoài khả năng giảm nguy cơ bị huyết áp cao, một chế độ dinh dưỡng nhiều whole grain còn giúp giảm bị tiểu đường loại II, bệnh mập phì và một vài dạng ung thư. Ăn nhiều whole grain còn giúp tiêu hóa tốt.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu này, bác sĩ Alan J. Flint thuộc phân khoa Public Health đại học Harvard ở Boston cùng các đồng nghiệp quan sát dữ liệu về 51,529 người thuộc phái nam tuổi 40 đến 76 từ 1986. Trong cùng lúc nhóm nam thứ hai gồm 31,684 người hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bị huyết áp cao, ung thư hay bệnh tim mạch. Sau 18 năm thì 9,227 người bị huyết áp cao. Ngược lại trong nhóm đầu những người hàng ngày ăn trung bình 52 gam hạt whole grain thì giảm đến 19% bị huyết áp cao so với những người chỉ ăn hàng ngày khoảng 3 gam hạt whole grain.

Phân tích thành phần của hạt whole grain, các nhà nghiên cứu thấy rằng chỉ có chất cám (bran) có mối quan hệ giữa những người nam ăn nhiều hay ít với nguy cơ bị huyết áp cao. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy rằng lượng cám tiêu thụ tương đối nhỏ so với lượng của toàn bộ hạt whole grain cùng các chất xơ. Thêm vào đó các khoa học gia còn thấy rằng nếu tính luôn cả trái cây, rau quả nhóm người nam tiêu thụ kể cả uống thêm vitamin, sinh hoạt thể dục thể thao, khám nghiêm cholesterol trong máu thì mối quan hệ giữa ăn nhiều whole grain và ít bị huyết áp cao vẫn chính xác.
Các nhà nghiên cứu cho hay phái nữ ăn nhiều hạt whole grain cũng có ít nguy cơ bị cao áp nhưng kết quả không rõ ràng bằng bên phái nam. Theo tháp thực phẩm cơ quan USDA khuyến cáo hàng ngày nên ăn ít nhất 85 gam thực phẩm làm bằng hạt whole grain (whole wheat) hoặc phân nữa lượng các loại bánh mì, nui, mì … phải được làm bằng hạt whole grain.

Gạo Lứt

Wikipedia viết về gạo lứt trong dưỡng sinh như sau:
“Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên thường thấy những món ăn đồ uống sử dụng gạo lứt, thuộc nhóm thực phẩm chức năng dùng để chữa trị một số loại bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Gạo lứt muối mè, bao gồm cơm nấu gạo lứt và mè rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến hai. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Gạo lứt rang và đun nước uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng.”

**********************

source

One Viet

Tuesday 27 October 2009

Hỏi Đáp Về Cúm H1N1



09-1018-03-swine-flu2.jpgNgọc Thụy
OneViet.com

Thế nào là cúm 2009 H1N1
Cúm 2009 H1N1 (thường được gọi là cúm heo) là một dạng cúm do virút mới gây ra và được phát hiện tại Mỹ vào tháng Tư 2009. Virút này lây từ người qua người (ho, nước mũi) và lan truyền khắp thế giới, giống như các dạng cúm hàng năm. Tháng Sáu 2009, cơ quan y tế thế giới WHO báo động về tình hình dịch cúm H1N1 đang lan truyền khắp nơi. Người ta thường gọi là cúm heo là vì virút này có gene giống virút gây bệnh cho heo ở Bắc Mỹ nhưng qua xét nghiệm người ta thấy rằng virút H1N1 khác hẳn.

Triệu chứng
Sốt, ho, đau cổ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi, đau đầu, lạnh và mệt là những triệu chứng do bị nhiễm virút 2009 H1N1. Có người bị tiêu chảy và ói mửa. Có người lại không bị sốt cho dù đã lây bệnh và có triệu chứng bệnh hô hấp. Bệnh có thể trở nên trầm trọng và đưa đến tử vong.

Nguy hiểm
Bệnh nhân nhiễm H1N1 có thể từ nhẹ đến nặng. Trong khi phần lớn bệnh nhân tự hồi phục không cần thuốc, hay đưa vào bệnh viện, nhưng có người thuộc dạng dễ mắc bệnh có thể chết. Người cao niên trên 65, trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, và cả người ở mọi lứa tuổi nhưng đang bị bệnh kinh niên (tiểu đường, tim mạch, xuyễn, thận ...) thuộc lớp người có nguy cơ cao.

Nhiễm bệnh
Người bị nhiễm H1N1 có thể lây bệnh (1 ngày) ngay cả trước khi nhận thấy triệu chứng. Vì H1N1 đang lan truyền khắp nơi nên các giới chức y tế nói rằng bất cứ ai bị cúm mùa thì nên cho rằng bị cúm H1N1 và áp dụng các biện pháp như tránh sở làm, trường học, du lịch, vào các nơi tụ tập đông người như rạp hát, cửa hàng mua sắm, chợ búa, siêu thị, thư viện ... ít nhất 24 tiếng đồng hồ sau khi hết bệnh.
Người bị bệnh nên tránh tiếp xúc với trẻ em, phụ nữ có bầu, người bị bệnh xuyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch thuộc nhóm người high risk.

Làm gì
Thường xuyên rửa tay, che miệng khi ho khi nhảy mũi, đeo khẩu trang nếu cần thiết. Không dùng tay dụi vào mắt, mũi, miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể người. Virút cúm có thể lây bệnh cho người sau khi đã ra ngoài thiên nhiên từ 2 đến 8 tiếng đồng hồ (nước miếng của người bệnh) nhưng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao (75-100 độ C) hay các dung dịch tẩy trùng như hydrogen peroxide, chlorine, cồn, xà-bông ... Điều chủ yếu là phải nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng như nước, cháo, súp ... tránh bị thiếu nước. Nếu bệnh trở nặng (khó thở, đau nhức ở vùng ngực, môi tím, ói, không thể nuốt kể cả nước hay chất lỏng, chóng mặt ...) thì cần sự trợ giúp của bác sĩ.
Người bị bệnh kinh niên và phải tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm H1N1 cần dùng các loại y dược như oseltamivir (tức Tamiflu) hay zanamivir (tức bình xịt Relenza.)

Sai lầm
Ăn thịt heo, hay thực phẩm chế biến từ heo không thể nhiễm cúm 2009 H1N1. Nước uống dùng trong nhà được khử trùng bằng chlorine đủ để diệt H1N1. Nước hồ tắm công cộng, spas ... nếu được khử trùng đúng tiêu chuẩn đều an toàn cho người sử dụng.

Thông Tin
Bác Sĩ Anne Schuchat, giám đốc CDC cho hay chủng virút mới này khác hẳn với cúm mùa đông vì tác hại vào người trẻ nhiều hơn người già, và tỉ lệ tử vong nơi trẻ con rất đáng quan tâm. Cho đến nay đã có 86 trẻ chết do cúm H1N1 tại Mỹ kể từ khi dịch bệnh bột phát từ mùa xuân (chỉ tháng Chín và đầu tháng Mười có 43 trẻ qua đời.) Thường vào mùa đông số trẻ chết vì cúm chỉ từ 40 đến 50 em trên tổng số 36,000 người Mỹ. Trong cùng lúc cơ quan WHO đã ngưng thống kê lượng người bị nhiễm H1N1 trên toàn thế giới vì không đủ phương tiện để làm xét nghiệm đầy đủ và chính xác.


Xem chi tiết tại http://www.cdc.gov/h1n1flu/

******************************************

source

One Viet

Monday 12 October 2009

Freemie: Sữa Mẹ Cho Con 24/24


Freemie: Sữa Mẹ Cho Con 24/24

09-1011-0101-freemie.jpgĐào Hạnh Ngọc, M.D.

Trong những tặng vật Trời ban cho nhân loại, sữa mẹ là một trong những món quà tuyệt vời nhất. Khi em bé chào đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp bổ dưỡng nhất cho cơ thể của em. Thống kê cho thấy, 75% những người phụ nữ cho con bú khi vẫn còn nằm trong bệnh viện. Nhưng chỉ ba tháng sau, con số đó đã sụt giảm chỉ còn 30%. Và số liệu cũng cho biết, chỉ còn 11% các bà mẹ duy trì việc cho con bú sau sáu tháng. Sở dĩ tình trạng này xảy ra rất phổ biến bởi vì họ không thể rời khỏi nơi làm việc mỗi ba tiếng đồng hồ để bơm sữa cho con. Và máy bơm sữa Freemie là một phát minh hiện đại được bác sĩ Stella Đào Hạnh Ngọc - hiện làm việc tại bệnh viện Kaiser, Sacramento, sáng chế nhằm giúp các bà mẹ thoải mái hơn và tiết kiệm thời gian trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Cách đây 5 năm, Hạnh Ngọc đã sanh một cặp song sinh rất kháu khỉnh. Nhưng do sanh sớm hai tháng nên mỗi bé chỉ nặng 3.5 lbs và không có khả năng bú sữa, do đó phải dùng ống để truyền sữa vào cho con. Thương con và nhận thấy rằng trong giai đoạn này nguồn dinh dưỡng duy nhất cho con là sữa mẹ, Hạnh Ngọc đã không quảng ngại ngày đêm bơm sữa cho con mình. Tuy nhiên vì là hai bé sanh đôi nên thay vì phải bơm một lần như những người khác, Hạnh Ngọc phải bơm gấp đôi mức bình thường. Sau thời gian nghỉ sanh Hạnh Ngọc phải quay trở lại công việc thường ngày của mình tại phòng cấp cứu và việc bơm sữa là một khó khăn lớn nhất tại sở làm.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất có thể nuôi dưỡng hai bé, và chỉ có một người mẹ khoẻ mạnh mới cung cấp đầy đủ sữa. Nhưng mỗi ba tiếng một lần phải bơm sữa cho con cộng với áp lực nơi sở làm khiến Hạnh Ngọc dường như kiệt sức. Hạnh Ngọc bắt đầu tìm kiếm bất kỳ phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả tối đa cho bản thân mình và cho con mình. Hàng loạt các sản phẩm được đem về thử nghiệm nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Chính từ những khó khăn này, Hạnh Ngọc bắt đầu có ý tưởng về một loại sản phẩm có đầy đủ những đặc điểm mà những ngưòi mẹ bận rộn khác đều mong muốn.

09-1011-0102-Freemie Feeding.jpgSau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, Hạnh Ngọc đã phát minh ra một sản phẩm dành cho các bà mẹ. Đó là dụng cụ bơm sữa Freemie. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm Freemie là tự động bơm sữa trong khi người mẹ không bận hai tay để làm những công việc khác, không phải bơm sữa ở một nơi kín đáo và vẫn mặc áo. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ qua nghiên cứu của cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cho biết sữa mẹ có thể ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng trong tai, bộ phận hô hấp và các bệnh tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, cơ quan CDC cũng cho biết tỉ lệ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng nơi ngưòi phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ rất thấp.
Với những khó khăn trong đời sống hiện nay, sự đóng góp của người mẹ sẽ giúp ổn định cuộc sống gia đình hơn. Vì vậy thật khó khăn cho ngưòi mẹ khi phải chọn lựa giữa công việc và nuôi con bằng sữa mẹ. Sản phẩm Freemie ra đời giúp bác sĩ Ngọc giải quyết được những bế tắc của mình, và bà mong muốn Freemie sẽ đem lại một niềm vui mới cho tất cả các bà mẹ đã, đang hoặc có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ.
Chính vì vậy, ngoài trách nhiệm của một bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu, Hạnh Ngọc cũng hy vọng được đóng góp công sức trong việc cải thiện đời sống cộng đồng.
Sản phẩm Freemie được cơ quan United States Patent Office cấp bằng công nhận đặc quyền chế tạo.
Xem thêm chi tiết tại http://www.freemie.com

* Bác sĩ Đào Hạnh Ngọc tốt nghiệp B.S Biochemistry U.C. Berkeley 1988 và Medical Doctor U.C.San Francisco 1992; nội trú bệnh viện Stanford 1992-1995. Board certified in Emergency Medicine, Fellow of the American College of Emergency Physicians in 2000.

Friday 9 October 2009

Sinh viên du học hoặc mới di dân cần biết về đại học Hoa Kỳ


October 08, 2009


VANN PHAN

Với hơn 3,000 trường cao đẳng và đại học cùng với các chương trình học có tính cách thực dụng tại Hoa Kỳ, việc chọn một trường hoặc một chương trình học thích hợp là một tiến trình không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với sinh viên, nhất là các sinh viên đến từ một nền giáo dục khác với nền giáo dục Hoa Kỳ.

Các học viện và chương trình học này bao gồm các trường dạy sinh ngữ, các trường cao đẳng (đại học) hệ 2 năm, các trường cao đẳng và đại học truyền thống, cùng với các trường kinh doanh và kỹ thuật.

Khái quát về hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ

Ngày nay, trung bình có hơn 400,000 sinh viên không phải là thường trú nhân hiện đang theo đuổi học vấn bậc đại học tại Hoa Kỳ. Họ đến từ hầu hết các quốc gia trên thế giới, và dĩ nhiên là mỗi sinh viên thuộc loại này đều có các mục tiêu giáo dục riêng của họ.

Lễ ra trường tại đại học UC San Diego, California tháng 6, 2009. Tường Linh/Việt Tribune

Tại Hoa Kỳ, có nhiều loại trường ở cấp đại học với các tên gọi khác nhau, nhưng tất cả đều là những trường dạy các môn học thuộc trình độ sau bậc trung học (post-secondary education), đó là các college, university, vocational school và technical school.

Loại giáo dục đại học hoặc cao đẳng mà tại Hoa Kỳ gọi là post-secondary education gồm các chương trình học và bằng cấp sau: Các junior college, community college và technical college cấp văn bằng Associate’s degree (Cao đẳng 2 năm).

Các undergraduate college hoặc undergraduate university cấp văn bằng Bachelor of Science (B.S.), Bachelor of Arts (B.A.). Các graduate school (thuộc các trường university) cấp văn bằng Master of Science (M.S.), Master of Arts (M.A.), Master of Business Administration (M.B.A.) và Doctorate (Ph.D.).

College sánh với university: Thông thường, một trường college có thể dạy chương trình 4 năm đại học để lấy bằng Bachelor’s degree (Cử nhân) hoặc cũng có thể dạy chương trình 2 năm đại học để lấy bằng Associate’s degree (Cao đẳng 2 năm) như tại các trường community college (đại học cộng đồng), vẫn thường được xếp vào loại trường junior college. Một trường university có thể bao gồm nhiều college (tỉ dụ, college of medicine: đại học y khoa; college of engineering: đại học kiến tạo). Một trường university thường có chương trình 4 năm đại học thuộc hệ undergraduate education là hệ giáo dục gồm 4 năm đại học cùng các chương trình thuộc hệ graduate education dành cho sinh viên đã có bằng Bachelor’s degree học lên nữa. Trong hầu hết mọi trường hợp, bằng Bachelor’s degree do một trường college cấp không khác gì bằng Bachelor’s degree của một trường university cả. Vì vậy, tại Hoa Kỳ, từ ngữ college và university hầu như giống nhau.

Vocational school và technical school: Các trường vocational school (trường hướng nghiệp) và trường technical school (trường kỹ thuật) dạy những nghề và kỹ năng như thư ký, cơ khí xe hơi, nhiếp ảnh, điều dưỡng, vân vân.

Các chương trình học và các trường đại học có tính cách thực dụng tại Hoa Kỳ
(Dành cho các sinh viên nhập cư hoặc các sinh viên du học)

1.Các chương trình học Anh ngữ: Mỗi năm, trung bình có tới 100,000 sinh viên quốc tế đến Hoa Kỳ để học Anh ngữ. Một số học Anh ngữ để chuẩn bị theo học tại các trường college hoặc university ở Hoa Kỳ, số còn lại học Anh ngữ để nghiên cứu về văn minh, văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Còn một số khác nữa thì học Anh ngữ nhằm cải thiện khả năng hiểu và nói tiếng Anh cần thiết cho việc thăng tiến nghiệp vụ của mình.
2.. Các trường community college: Ngày càng có nhiều sinh viên quốc tế ghi danh theo học tại các trường community collge (đại học cộng đồng) là nơi cung ứng việc giáo dục trong hai năm đầu của một chương trình 4 năm đại học tại Hoa Kỳ. Đối với đa số sinh viên đến từ nước ngoài, đây là một bước chuyển tiếp quan trọng – và cũng có thể được coi là khôn ngoan – trong kế hoạch theo học chương trình 4 năm đại học của mình, bởi vì học trình (trong hai năm đầu của chương trình 4 năm đại học) tại các trường community college thường có phần nhẹ nhàng và ít căng thẳng hơn là học trình tại các trường college hoặc university truyền thống. Sau hai năm theo học tại community college, sinh viên dễ dàng chuyển đổi (transfer) sang học tại các trường college hoặc university để tiếp tục chương trình 4 năm đại học tại đây, và sinh viên chỉ phải học thêm 2 năm cuối tại trường mới mà thôi nếu đã lấy đủ các tín chỉ đại học (credits) thuộc 2 năm đầu tại trường community college.
3.Chương trình M.B.A. (Cao học quản trị kinh doanh): Các sinh viên bản xứ hoặc sinh viên du học có thể theo học chương trình M.B.A. tại các graduate school trong các trường university ở Hoa Kỳ. Văn bằng M.B.A. (viết tắt của Master of Business Administration: Cao học quản trị kinh doanh) từ các trường đại học Hoa Kỳ được khắp thế giới nhìn nhận và đánh giá cao trong nền thương mại và kinh doanh quốc tế nhờ vào phương pháp giảng dạy cũng như kỹ thuật hàng đầu do các trường đại học nầy cung ứng cho sinh viên theo học. (V.P./NV)

******************

source

Viet Tribune Online

Wednesday 7 October 2009

3 lỗi lầm lớn nhất thường gặp khi đi tìm việc


October 02, 2009


Việt Tribune tổng hợp

Giữa thời buổi kinh tế khó khăn tìm được công việc ổn định là một điều khó khăn vô cùng. Thật thế, cạnh tranh với 15 triệu người khác cũng đang sách đơn đi tìm việc trong giai đoạn này quả là một việc hết sức căng thẳng.
Chính vì tình trạng căng thẳng này, mà nhiều người vì quá lo lắng, đã vấp phải những lỗi lầm rất căn bản, lẽ ra phải tránh được. Và trong lúc khó khăn này, chỉ cần một lỗi lầm nhỏ là cũng đủ cho người đi tìm việc mất đi một cơ hội hiếm hoi.

Bà Andrea Kay, một chuyên viên tham vấn việc làm, và tác giả của cuốn sách “Kiếp đi làm khổ nhục như chó, nhưng vẫn cứ phải làm” (Work’s a Bitch and Then You Make It Work.) nói:
“Lỗi lầm thứ nhất là không có một chương trình kiếm việc.” Đa số người ta “chỉ biết phản ứng một cách thụ động!”

Học sinh tìm việc. AP Photo

Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến với 500 giám đốc của các công ty chuyên tuyển người, do trang mạng TheLadders.com www.theladders.com công ty thì ba lỗi lầm lớn nhất mà những người đi tìm việc phạm phải là:

1. Quá tuyệt vọng, và nhận bất cứ việc gì.
2. Không chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đi phỏng vấn.
3. Có một tờ “resume” quá yếu.

Dĩ nhiên trong lúc nạn thất nghiệp đang ở cao độ nhất, những người đã bị thất nghiệp quá lâu, thường có khuynh hướng nộp đơn xin việc ở bất cứ đâu. Nhưng theo các chuyên viên tham vấn tìm việc, thì thật ra việc này không có lợi. Vì việc nhẩy đi tìm việc lung tung từ ngành này qua ngành khác, khiến cho người đi tìm khó có thể tập trung tư tưởng để chuẩn bị và nghiên cứu đúng mức cho công ty và họ muốn xin vào làm việc.

Điều quan trọng không phải là nộp đơn xin việc ở nhiều chỗ, “mà là nộp đơn cho đúng chỗ.” Ông Alex Douzet, tổng giám đốc của trang mạng Theladders.com phát biểu.
Cũng theo ông Alex Douzet, thì quá nhiều người phí sức vào những công việc không thích hợp với họ, và kết quả cũng không tốt. Vì “các hãng đang cần tuyển người biết rất rõ họ đang tìm một nhân viên có những điều kiện nào.”

Một người đang đi tìm việc có hai việc chính phải làm. Thứ nhất là tìm hiểu xem công ty đang tuyển dụng mình có vấn đề gì cần mình đảm trách, và thứ nhì là làm sao để thuyết phục công ty đó là họ có thể đảm trách được công việc ấy một cách dễ dàng.

*******************************************************

source

Viet Tribune Online

Bằng cấp nào dễ kiếm tiền nhất?


October 02, 2009


V.Giang

Các bạn sinh viên giỏi toán thường ít khi nào khoe khoang điều này vì sợ người chung quanh nhìn bằng con mắt ‘khác thường’, cho rằng thế nào cũng thuộc loại ‘khô khan’ và không dễ thân thiện. Nhưng mức lương mà các cử nhân những ngành cần có căn bản toán lãnh ngay khi ra trường thường cao hơn mọi ngành khác.

Một thống kê mới đây cho thấy 15 ngành học kiếm được nhiều tiền nhất đều có chung một điểm—phải có khả năng toán. Đây là nhận định của tổ chức Hiệp Hội Các Đại Học và Giới Chủ Nhân Toàn Quốc (National Association of Colleges and Employers NACE), dựa trên dữ kiện thu thập được từ những công việc và mức lương đề nghị cho các tân cử nhân. “Toán hiện là điểm chính của những người lãnh lương cao,” theo lời ông Ed Koc, giám đốc nghiên cứu của NACE. “Nếu bạn có khả năng tóan, bạn là một người rất đáng giá. Các trường đại học ở Hoa Kỳ không sản xuất đủ những người có khả năng này.”

Hàng dài người rồng rắn xin việc tại Los Angeles. AP Photo

Năm nay, trường đại học Rochester Institute of Technology (RIT) tổ chức một cuộc họp của những nhà chuyên môn tuyển người (recruiters) từ các công ty kỹ nghệ quốc phòng như Lockheed Martin và Northrop Grumman, cũng như các công ty lớn khác như Microsoft và Johnson & Johnson.

“Lãnh vực kỹ thuật là nơi có lương cao và nhiều việc làm, và các sinh viên học giỏi cũng được đề nghị các mức lương cao,” theo lời Emanuel Contomanolis, người điều hành trung tâm tư vấn nghề nghiệp của RIT.

Rõ ràng hơn nữa, các văn bằng về kỹ thuật chiếm 12 trong số 15 lãnh vực được mức lưong cao nhất. NACE có được các dữ kiện này sau khi đã tham khảo các trung tâm tư vấn nghề nghiệp của 200 đại học.

Ngành năng lượng, cũng như các năm trước, vẫn là nơi có mức lương cao nhất. Các kỹ sư dầu hỏa mới ra trường có thể có được mức lương đến 83,121 mỹ kim, nhờ vào sự thiếu hụt nhiên liệu ngày càng trầm trọng. Những người tốt nghiệp với văn bằng này thường có việc đi tìm các ngùôn trữ lượng dầu hỏa và khí đốt, hay tìm cách đưa những tài nguyên này vào sử dụng.

“Việc tìm kiếm các ngùôn năng lượng mới cũng là việc đang cần,” ông Koc cho hay. “Kỹ nghệ dầu hỏa và khí đốt vẫn tiếp tục có lời nhiều trong năm qua, dù rằng giá dầu thô hiện đang xúông.”

Các ngành kỹ thuật khác cũng có lương cao gồm cả kỹ sư hóa học, chế tạo sản phẩm từ plastic cho đến bình điện, có mức lương khởi đầu vào khoảng 64,902 mỹ kim.

Các kỹ sư hầm mỏ, thường làm việc ngoài trời hay dưới hầm sâu, có mức lương khởi đầu trung bình là 64,404 mỹ kim, trong khi các kỹ sư điện toán, làm việc trong phòng lạnh, lãnh khoảng 61,738 mỹ kim năm đầu tiên sau khi ra trường.
Thế nhưng NACE cũng nói rằng không phải bất cứ kỹ sư mới ra trường nào cũng lãnh được mức lương cao. Ông Contomanolis ở RIT cho hay các sinh viên có sức học ở mức “trung bình” cũng phải cảm thấy khó khăn trong hoàn cảnh việc làm ít đi.

Tuy nhiên, nói chung, những bạn ra trường với bằng kỹ sư thường vẫn có lợi thế hơn những người khác.

“Đây là thế giới thúc đẩy bởi kỹ thuật, và nhu cầu về thành phần kỹ sư sẽ tiếp tục tăng trưởng,” theo lời Farnoosh Torabi, chuyên gia về công việc làm. “Đây không phải điều nhìn thấy ở các lãnh vực nghề nghiệp khác, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái.”

Có lẽ đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều sinh viên đại học chọn ngành học dựa trên khả năng kiếm tiền, chọn ngành học “phải được bồi hoàn xứng đáng,” theo lời Torabi.
Chỉ có 3 trong số 15 ngành có mức lương cao nhất là không ở trong lãnh vực kỹ thuật, nhưng vẫn đòi hỏi các sinh viên phải có khả năng toán.
Đối với các sinh viên ngành điện toán (computer science), chuyên viết nhu liệu và lập trình, mức lương trung bình sẽ là 61,407 mỹ kim. Những người học ngành liên quan đến phân tích thống kê (actuarial science) có mức lương khởi đầu là 56,320 mỹ kim; và công việc của những sinh viên ngành điều hành xây cất (construction management) trả khoảng 53,199 mỹ kim. Ông Koc nói rằng những ngành nghề nêu trên đều có mức lương cao trong những năm qua.

Trong khi đó, các sinh viên học ngành nhân văn, xã hội, nghệ thuật chỉ lãnh được các mức lương rất thấp. Đối với các bạn học ngành văn chương, mức lương trung bình chỉ vào khoảng 29,000 mỹ kim. Các bạn theo đuổi ngành ngôn ngữ học, truyền thông, chỉ lãnh vào khoảng 35,000 mỹ kim.

Cũng ông Koc cho hay, “đây chỉ là vấn đề cung cầu.” Có quá ít sinh viên tốt nghiệp có khả năng toán nên những người trong giới này thường được hậu đãi hơn.”

Nhưng chọn lựa một nghề hay ngành học chỉ căn cứ vào mức lương có được sau này chưa chắc là điều đúng. Đã có một số cuộc thăm dò về tỷ lệ thuận nghịch giữa cách lựa chọn nghề nghiệp và sự vui vẻ trong đời sống, yên ổn trong tinh thần. Nếu có dịp, chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này. (V.Giang)

***********************

source

Viet Tribune Online

Friday 2 October 2009

Đại cương về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ


October 02, 2009


VANN PHAN

Cấu trúc của nền giáo dục Hoa Kỳ gồm 13 năm học sinh theo học liên tục, trước 13 năm đó có một hoặc hai năm là thời kỳ tiền-giáo dục (pre-school education) và sau 13 năm đó là một nền giáo dục đại học gồm bốn bậc bằng cấp: associate (hai năm cao đẳng), bachelor’s (cử nhân), master’s (cao học), và doctorate (tiến sĩ), cộng thêm với các thứ chứng chỉ không được xếp vào loại bằng cấp (certificate) và bằng tốt nghiệp (diploma). Điều kiện cần có để theo học đặng lấy một bằng cấp cao hơn là phải lấy được văn bằng ở cấp dưới trước đã.

Bước khởi đầu

Thời kỳ tiền-giáo dục: Ngày nay, đa số trẻ em Mỹ đều khởi sự đi học trước khi chính thức bước vào tiến trình giáo dục kéo dài 13 năm từ mẫu giáo đến lớp 12 (được gọi ngắn gọn là K-12). Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu trẻ em theo học các chương trình tiền-giáo dục. Các chương trình tiền-giáo dục này thường diễn ra vào năm trước khi trẻ em bước vào tiến trình giáo dục K-12, hoặc trước đó thêm một năm nữa càng tốt, tức là lúc trẻ em được từ 3 tới 5 tuổi. Năm đầu tiên của thời kỳ tiền-giáo dục này thường được gọi là tiền-mẫu giáo (pre-kindergarten hoặc nursery school) và khi sang đến năm đi học thứ nhì thì trẻ em bước vào lớp mẫu giáo (kindergarten).

Học sinh Việt Nam tìm hiểu việc du học Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 28 tháng 9, 2009. Hoàng Đình Nam/Getty Images

Thời kỳ bắt đầu nền giáo dục: Trẻ em Mỹ chính thức bắt đầu nền giáo dục của các em vào khoảng 6 tuổi (có một số đi học vào lúc 5 tuổi, số khác thì vào lúc 7 tuổi, tùy từng trẻ em và tùy cách tính tuổi của từng em, đối chiếu với tháng sinh và căn cứ vào ngày khai giảng).

Thời gian theo học: Thời gian đi học chính thức kéo dài 12 năm, cho đến khi học sinh lên 18 tuổi, hoặc khoảng đó. Mỗi một năm học như thế gọi là lớp (grade), vì thế lớp 12 (12th grade) thì tương ứng với năm thứ 12 mà học sinh theo học tại trường.
Thời gian 12 năm trẻ em Mỹ theo học tại trường lại được chia làm hai giai đoạn: trước hết là primary school và sau đó là secondary school. Bằng (diploma) hoặc chứng chỉ (certificate) tốt nghiệp trung học là yêu cầu cần có để học viên có thể bước vào nền giáo dục đại học (hoặc cao đẳng) tại các trường college, university hoặc các trường chuyên nghiệp dạy theo học trình cao đẳng hay đại học, như trường kỹ thuật (technical school) chẳng hạn.

Primary school (bậc tiểu học): Thường dành cho trẻ em Mỹ lên 6 tuổi, và thời gian theo học bậc này là từ 5 tới 6 năm tùy từng học khu.

Secondary school (bậc trung học): Sau bậc tiểu học, học sinh bước lên bậc trung học kéo dài từ 6 đến 7 năm, gồm giai đoạn middle school hoặc junior high school (trung học đệ nhất cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975) và giai đoạn high school hoặc senior high school (trung học đệ nhị cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975). Học xong Lớp 12 (Twelfth Grade) là học sinh tốt nghiệp bậc trung học.

Giáo dục đại học: Sau khi học xong bậc trung học hoặc xong lớp 12, sinh viên được nhận vào bậc đại học tại các trường college hoặc university. Sinh viên theo học tại các trường college hoặc university trong giai đoạn gọi là “undergraduate education” thì sẽ lấy được Bằng Cử Nhân (Bachelor’s Degree). Nếu sau khi lấy được bằng Cử Nhân rồi mà sinh viên lại tiếp tục học thêm nữa -trong giai đoạn gọi là “graduate school” hoặc “post-graduate education” – thì sẽ lấy được bằng Cao Học (Master’s Degree) và kế tiếp đó là bằng Tiến Sĩ (Doctorate).

Năm học: Năm học hoặc niên khóa tại Mỹ thường bắt đầu vào Tháng Tám hoặc Tháng Chín và tiếp diễn cho tới Tháng Năm hoặc Tháng Sáu. Năm học tại hầu hết các trường college và university ở Mỹ được chia hành hai học kỳ (term) gọi là semester (lục cá nguyệt). Một số trường thuộc hệ thống “trimester system” lại chia năm học thành ba học kỳ, và một số trường khác lại theo hệ tống “quarter system” gồm bốn học kỳ, gọi là quarter (tam cá nguyệt), trong đó có thêm khóa học Hè để sinh viên có thể học thêm hoặc học bù nếu muốn sớm ra trường hoặc ra trường cho kịp với nhu cầu. [VP/NV]

***************************

source

Viet Tribune Online