Wednesday 30 September 2009

Nhu cầu kết hôn thời nay:Tại sao phải làm đám cưới?


September 24, 2009


BÙI BÍCH HÀ

Chúng ta đang sống trong một xã hội “cao tốc”với nhiều áp lực. Xã hội ấy có nhiều lựa chọn giúp mọi người đối phó, thích nghi hay vượt qua. Dưới đây là một lựa chọn về hôn nhân, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của …..

Khá nhiều người vội vã kết hôn chỉ vì một lý do sai lầm là để hợp thức hóa chuyện chăn gối. Trong khi đó, nhiều đôi lứa nói rằng họ yêu nhau nên muốn sống chung bên nhau và họ không cần đến hình thức hôn nhân để thực hiện cái điều họ muốn. Ngày nay, đối với nhiều người, hôn nhân là một định chế lỗi thời dựa trên tâm lý bất an của nam giới cũng như nhu cầu kiểm soát và sở hữu người đàn bà.

Hình minh họa. Getty Images

Hôn nhân đa phần là cái cách cho người đàn ông được truy đòi chủ quyền đối với vợ mình. Đã có lúc hôn nhân chỉ là sự sắp đặt về kinh tế với cha của các cô dâu, không liên quan gì tới tình yêu. Nếu đủ 12 tuổi, một cậu thiếu niên có thể “mua” bao nhiêu thê thiếp cũng được miễn là các cô phải ít nhất 13 tuổi và các cậu có đủ sức cưu mang bảo bọc sự đa đoan của mình. Hành vi ngoại tình được coi là phạm mười điều răn của Thiên Chúa giáo chỉ khi nào người đàn ông có vợ dan díu với người đàn bà có chồng.

Văn hóa của dân Hebrews thừa nhận quyền lấy vợ lẽ không giới hạn nhưng nếu một phụ nữ có chồng mà ân ái với kẻ khác sẽ bị xử tội chết bởi vì bà ta vi phạm quyền sở hữu của ông chồng.

Một khuôn mặt lớn trong kinh thánh là vua David. Không những vua có nhiều vợ mà còn có cả nhiều cung phi. Rõ ràng sự việc này không gây hậu quả về mặt tôn giáo nhưng hôn nhân còn gắn liền với quan niệm về quyền thừa kế. Chỉ những hoàng nam chính thống con vua mới được hưởng quyền này và nhà vua cần biết chắc cung tần không ăn nằm với ai khác.

Thời đại hiện nay, nữ giới có cùng thứ tự do như nam giới đã luôn được hưởng từ ngàn xưa. Một số tin rằng hôn nhân chủ yếu dành cho những ai thiếu tự tin, cảm thấy mảnh giấy hôn thú đem lại sự an toàn cho họ. Suy nghĩ này hơi quá đà. Về mặt văn hóa dân tộc, hôn nhân cũng rất quan trọng cho con cái thể hiện qua những quyền lợi pháp lý của chúng. Tuy nhiên, hôn nhân không bao giờ nên là một trò giả tạo giúp tin vào sự bền vững. Nếu bạn cần sự bền vững, tốt hơn hãy thiết lập một tương quan đầy cảm thông và hiểu biết thay vì đi kiếm tờ giá thú. Tình yêu mà phải có văn kiện pháp lý đi kèm thì không phải là tình yêu đâu!

Khoan hãy nói tới đám cưới. Sao không ở bên nhau vì tình yêu? Không ai cần “sở hữu” ai cả. Tình yêu muốn mỗi người có cơ hội phát triển sung mãn và điều này không hề đặt mối tương quan lứa đôi trước những thử thách nguy hại.

Tuy nhiên, quan điểm trên sẽ đụng với vài điều lợi trong thực tế về mặt thuế và luật pháp. Bài viết chỉ đơn giản nêu ra gợi ý là đã tới lúc chúng ta nên xem xét lại quan điểm về hôn nhân, liệu nó có là một định chế lỗi thời và vô bổ cho những ai lựa chọn sự ràng buộc lâu dài với lòng thành tín, sự hiểu biết dựa trên tình yêu chớ không phải cái đám cưới lùng xùng? Phỏng theo tài liệu Internet.

Cùng trong chủ đề này, mời quí bạn đọc thêm các bài phỏng vấn do báo US Today thực hiện như sau:

  • Khi được hỏi, bà Janna Cordeiro và ông Stephan Toomey phát biểu là họ không cần lời thề hứa trong đám cưới để làm xi măng gắn liền cuộc đời họ vào nhau. “Chúng tôi không muốn xây dựng tình nghĩa vợ chồng trên những cảm nhận sai lầm về sự an toàn trong đời sống…Chúng tôi ở bên nhau, cùng nhau thăng tiến và hằng ngày đối xử với nhau với tình yêu và sự tôn trọng. Tôi không cần phải có tấm giá thú mới có được điều đó!” Bà Janna rất bất bình khi hôn nhân trở thành “một kỹ nghệ” tốn tiền. Thân phụ một bạn gái của bà vừa chi tiêu 40,000 đôla để lo đám cưới cho con gái. Giờ đây, sau 10 năm chung sống, cả hai đang hoạch định một phương hướng mới: họ sẽ có con, đồng thời dọn đi San Francisco. Tất nhiên vì đứa bé, trai hay gái, họ sẽ phải làm hôn thú để bảo đảm cho con các quyền lợi hợp pháp của nó. Mặc dầu vậy, bà Janna nói “Tôi không bận tâm chút nào về cái điều thường bị coi là sự ô nhục. Vấn đề quan trọng ở chỗ đứa trẻ cần được thực sự yêu thương chứ không phải cha mẹ nó có hôn thú hay không.”
  • Một ông khác viết về lựa chọn sống chung trước đám cưới như sau: Bà vợ hiện nay của tôi và tôi đã chung sống trước khi làm đám cưới. Thời gian này ngắn thôi, chỉ có 10 tháng. Nếu như tôi được bắt đầu lại, tôi sẽ duy trì thời gian sống chung kia dài hơn. Cũng có thể chúng tôi sẽ không bao giờ bước vào hôn nhân. Cả hai chúng tôi đều công giáo nhưng tôi thiên về quan điểm người nam/người nữ có thể kết hợp không cần ràng buộc pháp lý. Sống chung với nhau lâu hơn, tôi biết tôi sẽ không cưới bà xã bởi vì nhiều việc xảy ra sau đó cho thấy chúng tôi rất khác biệt nhau. Tuy nhiên, cuộc sống chung như vậy có thể kéo dài bao lâu? Hẳn là sẽ không lâu được bởi vì bà xã tôi tin vào sự an toàn trong hôn nhân và kiên quyết giữ mình. Vậy thì chúng tôi chính thức lấy nhau rồi có một con. Bà xã tôi vẫn không mấy hào hứng với vấn đề chăn gối trong khi là đàn ông, tôi cần một đời sống sinh lý khỏe mạnh. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào tôi chịu được nhiều năm trong cảnh tình này? Thành thực mà nói, tôi có nhiều lần ăn vụng bên ngoài. Tồi tệ quá, bạn sẽ kêu thét lên chứ gì? Tôi là người công giáo mà lại có thể quan hệ tình ái lăng nhăng ư? Đây là chuyện dài kiểu nhân dân tự vệ ấy mà. Mặc dầu luôn tự bào chữa cho mình là, theo thánh kinh, người đàn ông có thể ăn nằm với phụ nữ độc thân nhưng trong tâm trí tôi, cứ lẩn quẩn cái cảm nghĩ mình làm diều sai trái. Thêm nữa, tôi không được thỏa nguyện sự thèm khát trong căn nhà của tôi.

Lời bàn của Dave: Chúng ta không bao giờ dung dưỡng những vụ ngoại tình do thiếu thủy chung vì chúng ta biết rõ lý do tại sao chúng xảy ra. Tôi có nghe các ông chồng than phiền về những bà vợ tẻ nhạt trong chăn gối. Các bà này bị định kiến cho rằng tình dục là dơ bẩn và vợ chồng gần nhau chỉ để sinh con. Thế nhưng mặt khác, tôi cũng nghe các bà vợ than phiền họ muốn được chồng âu yếm khăng khít hơn. Thành ra, trong hôn nhân, sự bất như ý ở cả hai phía. Tôi gợi ý là giữa vợ chồng nên có chuyện trò trao đổi thẳng thắn về vấn đề này để giải quyết chứ không nên ngoại tình. Đây cũng là địa bàn thao túng của gái mãi dâm mặc dầu luật pháp nước Mỹ cấm, không giống như ở các quốc gia khác trên thế giới (ngoại trừ vùng Trung đông). Ở Âu Châu, người ta chấp nhận đàn ông có nhân tình. Ở Á Châu, đàn ông có thể lấy vợ hai hay vợ ba, thậm chí đi mua dâm, một khi hôn nhân bị so le về mặt sinh lý song tình vợ chồng hay định chế hôn nhân bền vững không vì thế mà tan vỡ.[BBH]

****************************

source

Viet Tribune Online

No comments:

Post a Comment