Monday 2 January 2012

Đừng để stress ngăn bước tiến của bạn


28/12/2011 20:21

Đừng để stress ngăn bước tiến của bạn

Thăng tiến nhanh trong công việc, có một sự nghiệp thành công là mơ ước của hầu hết chúng ta. Nhưng thăng tiến như thế nào là nhanh, chậm? Và stress - căn bệnh chung của những ai đang làm việc và mong muốn thành đạt sớm có phải là rào cản lớn? Cùng trao đổi với bà Hà Huệ Chi - Giám đốc Marketing và Operations mạng tuyển dụng VietnamWorks về vấn đề này.

Bà Hà Huệ Chi - Giám đốc Marketing và Operations mạng tuyển dụng VietnamWorks

Theo bà, từ một nhân viên, để đạt được vị trí Quản lý bậc trung (Manager) thì cần trung bình bao nhiêu thời gian? Và tiếp theo đó, từ vị trí Quản lý bậc trung muốn đạt đến vị trí Quản lý cấp cao (Director) thì cần phấn đấu trong bao nhiêu thời gian nữa?

Không có một quy định thời gian cụ thể cho việc thăng tiến trong sự nghiệp. Để có thể thăng tiến, điều đầu tiên là bạn phải có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Khi đã có mục tiêu lớn, bạn nên chia ra thành những bước nhỏ hơn, theo từng giai đoạn để dễ thực hiện. Với mỗi chặng đường, bạn xác định mình cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để có thể đạt mục tiêu của chặng đường đó.

Ví dụ, bạn đang là nhân viên marketing, bạn đặt mục tiêu cho mình là trở thành Giám đốc Marketing trong vòng 5-7 năm. Bạn sẽ chia nhỏ ra ba giai đoạn: Trợ lý trưởng phòng (1-1,5 năm), trưởng phòng (1,5-2 năm) và giám đốc (2-3 năm). Khi bạn chia mục tiêu nghề nghiệp theo cách như vậy, bạn sẽ nhìn thấy con đường mình đi rõ ràng hơn và khả thi hơn.

Nếu bạn hỏi trong bao lâu có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn thì tôi chỉ có thể nói, thông thường thì khi ở vị trí nhân viên, bạn đạt được vị trí quản lý bậc trung sẽ dễ hơn và nhanh hơn từ quản lý bậc trung lên quản lý cấp cao; nhưng thời gian bao lâu sẽ do bản thân mỗi người.

Theo bà thì vì sao có sự chênh lệch về thời gian giữa hai giai đoạn thăng tiến? Và yếu tố nào mang tính quyết định trong sự chênh lệch thời gian này?

Bạn đã bao giờ leo núi chưa? Nếu bạn đã từng leo núi, cho dù là núi nhân tạo, bạn sẽ thấy, từ chân núi đến khoảng 1/3 ngọn núi, bạn leo rất dễ và nhanh. 1/3 đoạn đường kế tiếp, bạn sẽ leo chậm lại, càng lên cao, càng khó hơn. Nhiều người bỏ cuộc giữa đường, chỉ một số ít người có thể leo lên đến đỉnh núi, nhưng cũng mất nhiều thời gian hơn so với 2/3 đoạn đường đầu. Để có thể leo lên đỉnh núi, họ phải có đầy đủ sức khỏe, khả năng quan sát tốt, xử lý tình huống nhạy bén, một ý chí sắt đá và khả năng chế ngự sợ hãi.

Công việc cũng như vậy. Vị trí càng cao, yêu cầu càng khó. Để đạt được những vị trí cao, ngoài chuyên môn ra, bạn còn phải có tư duy chiến lược, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, khả năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Một yếu tố quan trọng nữa là khả năng quản lý stress vì càng ở vị trí cao, khả năng bạn bị stress sẽ càng nhiều.

Như vậy, bên cạnh các điều kiện đặc thù riêng của mỗi ngành nghề, thì cách xử lý stress là yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình thăng tiến của mỗi người?

Tôi thích cách bạn đặt vấn đề vì stress thường được nhìn nhận như một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, không phải nghề nghiệp. Tôi sẽ không nói là xử lý stress mà là quản lý stress. Bạn không thể triệt tiêu hoàn toàn stress, chỉ là bạn tìm cách sống hòa hợp với nó thôi. Khi bạn phải đối mặt với nhiều thách thức, bạn bị áp lực bởi doanh số, chỉ tiêu hay bạn phải giải quyết những vấn đề về các mối quan hệ con người, lúc đó stress xuất hiện. Bạn muốn thăng tiến, bạn cần phải chấp nhận thực tế đó. Nhưng quyết định thuộc về bạn - bạn chọn cách để stress chi phối bạn hay bạn sẽ chủ động quản lý stress?

Quản lý stress tốt sẽ giúp bạn thấy yêu công việc của mình hơn, bạn sẽ thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và đồng nghiệp, và bạn sẽ sáng suốt và tự tin hơn khi đưa ra những quyết định quan trọng và tạo ra những giá trị mà công ty bạn đang cần.

Còn nếu bạn rơi vào tình trạng căng thẳng thường xuyên, hiệu quả làm việc sẽ giảm đi rõ rệt. Tôi từng thấy có những đồng nghiệp của mình lúc nào cũng căng thẳng và dễ nổi cáu. Và khi cần đưa ra giải pháp cho một vấn đề, họ không thể nghĩ được và điều đó làm họ càng stress hơn - nó như một vòng luẩn quẩn. Tôi nghĩ những người như vậy khó có khả năng thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Bản thân bà là một người thăng tiến rất nhanh trong công việc, tiêu biểu là quá trình làm việc tại VietnamWorks, chỉ trong vòng năm năm, từ khi gia nhập với vị trí nhân viên phòng Dịch vụ khách hàng, bà đã đảm nhận vị trí Giám đốc Marketing và Operations của VietnamWorks. Như vậy bà có phải là một người quản lý stress rất tốt?

Tôi tự thấy mình là người có khả năng hòa nhập tốt và suy nghĩ tích cực. Khả năng hòa nhập cho phép tôi làm quen với công việc mới, thử thách mới nhanh chóng. Trong quá trình làm việc, cũng như nhiều bạn bè và đồng nghiệp, tôi cũng trải qua những giai đoạn thật sự áp lực và khó khăn. Tuy nhiên, tôi tin rằng trong thử thách luôn có cơ hội. Quan trọng là chúng ta có tỉnh táo và sáng suốt để đưa ra những quyết định quan trọng để biến cơ hội thành giá trị không. Và muốn tỉnh táo, bạn cần quản lý stress tốt. Tôi thích một audio book của diễn giả hàng đầu thế giới Brian Tracy tên “The luck factor”, trong đó, ông nói “Những gì bạn suy nghĩ hôm nay sẽ trở thành kết quả của ngày mai”. Nó đã giúp tôi ngưng lại những suy nghĩ tiêu cực khi đối mặt với những việc không như ý muốn. Có lẽ nhờ vậy mà tôi ít bị stress chăng?

Bà có thể chia sẻ một số phương pháp quản lý stress hiệu quả để thăng tiến nhanh trong công việc.

Theo tôi, suy nghĩ tích cực giúp tôi hạn chế bị stress. Khi gặp vấn đề, tôi luôn tập trung để tìm kiếm giải pháp thay vì xoáy vào nguyên nhân. Lắng nghe ý kiến những người xung quanh cũng giúp tôi tìm ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả hơn; từ đó tôi sẽ bớt đi những căng thẳng không đáng có.

Nhưng cũng khó tránh khỏi stress hoàn toàn. Khi bị stress, tôi dễ bị đau đầu nên sẽ tạm ngưng làm việc, bổ sung viên manhê (magnesium) giúp giảm bớt căng thẳng, đọc một cuốn sách để thư giãn, hoặc tìm một người bạn thân để nói chuyện. Khi về nhà, tôi dành thời gian chơi với con, tạm quên công việc. Đó là cách tôi giữ cân bằng cho mình.

Xin cảm ơn bà về những chia sẻ thú vị.

Bạn có biết?

Khi bạn căng thẳng, lo âu với các áp lực công việc, gia đình… cũng là lúc cơ thể bạn đang thiếu khoáng chất manhê. Nếu kéo dài, tình trạng stress sẽ ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Manhê là khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là điều hòa kích thích các tế bào thần kinh. Bạn cần bổ sung manhê qua các thực phẩm có nhiều manhê như tôm, ốc, ngũ cốc, hoặc dược phẩm (Magne-B6 Corbiere, Magne-B6…). Tập thể dục mỗi ngày cũng giúp giảm stress hiệu quả.

source

Binh Hoa Saigon đã chia sẻ một liên kết.
m.tuoitre.vn
Thăng tiến nhanh trong công việc, có một sự nghiệp thành công là mơ ước của hầu hết chúng ta. Nhưng thăng tiến như thế nào là nhanh, chậm? Và stress - căn bệnh chung của những ai đang làm việc và mong muốn thành đạt sớm có phải là rào cản lớn? Cùng trao đổi với bà Hà Huệ Chi - Giám đốc Marketing và ...

No comments:

Post a Comment