Thursday 11 March 2010

Sáu điều cần làm trước khi về hưu


March 12, 2010


KIM NGÔ (Prudential)

Chuyển ngữ: TRIỆU PHONG

Tuổi sắp về hưu, sự chuẩn bị về tài chánh trở nên ngày càng quan trọng. Bên cạnh những chuẩn bị về mặt sức khỏe (điều chúng ta đã nghe quá nhiều rồi), thì giải pháp về tài chính mà quí vị thực hiện và theo đuổi trong năm cuối cùng còn làm việc, trước khi về hưu, sẽ thực sự mang lại một sự khác biệt ở giai đoạn tuổi vàng. Chúng tôi xin gợi ý vài điều thiết thực sau đây:

1. Có óc tổ chức: Sắp xếp, lưu giữ hóa đơn mua đồ, văn bản đầu tư (investment statements) và hồ sơ khai thuế (tax returns) là một trong những yếu tố quan yếu cho kế hoạch tài chính của quí vị. Thiết lập một hệ thống quy củ ngay từ bây giờ, quí vị sẽ không phải lúng túng cho giai đoạn sau. Lập hồ sơ riêng biệt cho mọi chi phí được trừ thuế (tax-deductible expenses), sổ sách ngân hàng và văn bản đầu tư, kê khai đòi tiền bảo hiểm (insurance claims) và “cùi” lương (pay stubs) cùng mẫu W2. Bước đơn giản này sẽ mang lại cho năm tài chính của quí vị một khởi đầu tốt đẹp.

Về hưu. Photo Tường Linh/Việt Tribune

2. Lập bản sao các hồ sơ quan trọng: Trong trường hợp khẩn cấp, quí vị có thể cần ngay đến những hồ sơ quan trọng, như hợp đồng bảo hiểm (insurance policies), trương mục ngân hàng và số thẻ tín dụng. Thu thập một danh sách gồm thông tin về các trương mục và số điện thoại liên lạc của các trương mục ngân hàng cũng như thẻ tín dụng quan trọng. Cũng nên lập bản sao các văn tự chuyển nhượng về địa ốc (deeds to property), cổ phần chứng khoán (stocks) và văn bản đầu tư, cùng những cổ phần giá trị khác. Cất mọi thứ ở một nơi an toàn trong nhà, đồng thời lập bản sao tất cả và đem cất giữ ở một nơi khác bên ngoài nhà quí vị, ví dụ đem gửi vào hộp lưu trữ an toàn của ngân hàng (safety deposit box).

3. Bắt đầu một kế hoạch để xóa bớt nợ: Viết xuống số tiền còn nợ các thẻ tín dụng, mức phân lời hằng năm và tiền trả tối thiểu hằng tháng của mỗi thẻ. Tính xem thẻ nào nên thanh toán trước (thẻ có mức phân lời cao nhất). Có nhiều phương cách để giải quyết tùy theo quí vị nợ nhiều hay ít, có thể quí vị phải cần đến một cố vấn tài chánh để giúp đỡ phát triển một kế hoạch thanh toán đặc biệt. Cũng đừng nên bị cám dỗ khi đi mượn nợ từ giá trị của căn nhà (equity loan) để trả hết nợ thẻ tín dụng. Làm vậy quí vị chỉ lấy một nợ có thế chấp (secured loan) để trả cho một nợ không thế chấp (unsecured loan) mà không loại bỏ được khuynh hướng tiêu xài quá mức của quí vị.

4. Duyệt lại kế hoạch hưu bổng 401k: Hoặc nên lập ngay nếu quí vị chưa có, công ty nơi bạn làm việc sẽ cung cấp cho quí vị một kế hoạch hưu trí (retirement plan). Nhiều chủ nhân còn tặng thêm vào phần đầu tư cho tiền hưu 401k ứng với số tiền quí vị trừ ra vào mỗi kỳ lương (match funds); đôi khi bằng 50% số tiền quí vị đóng vào, và cũng có khi lên đến tối đa 6% tiền lương của quí vị. Đó là tiền “cho không biếu không!” Nếu quí vị đã mở kế hoạch sẵn rồi thì bây giờ là thời điểm tốt để phân định xem có cần điều chỉnh lại không.

5. Xem lại hợp đồng bảo hiểm: Năm nay quí vị có tu bổ thêm cho căn nhà, hay sinh thêm con, hoặc thay đổi việc làm không? Có thể quí vị nghĩ rằng mình sẽ cần làm lại hợp đồng bảo hiểm để được bảo phí thích hợp. Nếu quí vị hay người phối ngẫu bỏ sót không nghĩ đến việc mua bảo hiểm nhân thọ hay tàn phế thì nay là lúc nên gặp một chuyên viên bảo hiểm rành nghề, để bàn thảo về lợi ích của những quyền lợi bảo vệ tài chánh quan trọng này.

6. Duyệt lại kế hoạch địa ốc của quí vị: Lập hồ sơ di chúc phòng khi quí vị qua đời là điều thiết yếu. Nếu quí vị chưa đụng đến bao giờ thì nên lập kế hoạch với một luật sư cho vấn đề sức khỏe và tài chánh cũng như di chúc. Những bước đơn giản này có thể giúp bảo vệ cho tài sản của quí vị cũng như người thân trong gia đình một khi có điều bất ngờ xảy đến.
Vạch ra mục tiêu rõ ràng, rồi đi từng bước thích hợp để thực hiện những mục tiêu đó, sẽ giúp quí vị tạo được những bước tiến to lớn hướng đến một năm mới sung mãn về tài chánh.

(Ghi chú: Tác giả Kim Ngô là chuyên viên của hãng tài chánh Prudential. Mọi thắc mắc, tư vấn, xin gọi Kim Ngô, 714-902-3355, email kim.ngo@prudential.com)

source

Viet Tribune Online

No comments:

Post a Comment