Vài vấn đề của tuổi trước khi đi học (2- 4 tuổi)
(VienDongDaily.Com - 31/08/2013)
Bác sĩ Nguễn Thị Nhuận
Mút tayMút tay là một thói quen thường thấy ở trẻ em, nhiều em còn bú tay cho tới 5-6 tuổi. Cha mẹ sẽ có lúc phải nói: Con nó cần phải bỏ mút tay. Sau đây là một số cách giúp em bỏ mút tay.
Mút tayMút tay là một thói quen thường thấy ở trẻ em, nhiều em còn bú tay cho tới 5-6 tuổi. Cha mẹ sẽ có lúc phải nói: Con nó cần phải bỏ mút tay. Sau đây là một số cách giúp em bỏ mút tay.
Tại sao trẻ em mút tay?
Trẻ sơ sinh có phản xạ tìm và mút tự nhiên, khiến chúng đưa ngón tay cái hoặc nhiều ngón tay vào miệng - đôi khi ngay cả trước khi được sinh ra, còn nằm trong bụng mẹ.
Mút ngón tay khiến em bé cảm thấy thoải mái và an toàn nên một số các em sẽ trở thành “ghiền” mút ngón tay, nhất là khi em đang thấy chán, mệt hoặc lo lắng.
Nhiều trẻ em mút tay trong khi ôm một món đồ quý đối với em, thí dụ như cái chăn an toàn của em chẳng hạn.
Tật mút tay thường kéo dài bao lâu?
Nhiều trẻ em tự ngừng mút tay vào tuổi từ 2-4. Trẻ lớn hơn nà vẫn tiếp tục mút tay thường ngừng mút khi bị áp lực ở trường học.
Tuy nhiên, các em vẫn có thể mút tay trở lại khi bị căng thẳng hoặc lo lắng.
Khi nào nên can thiệp?
Thường mút tay không gây tai hại gì, cho đến khi em mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, mút tay có thể bắt đầu ảnh hưởng đến vòm miệng hoặc cách răng mọc, nhất là nếu em mút ngón tay cái quá nhiều. Nên tìm cách can thiệp nếu:
-Trẻ mút ngón tay cái thường xuyên hoặc rất mạnh khi đã 4- 5 tuổi.
-Mút ngón tay cái gây vấn đề về răng, chẳng hạn như các răng cửa trên chìa ra trên môi.
-Đứa trẻ tự thấy xấu hổ vì nó mút tay
*Những gì cha mẹ có thể làm
-Đừng nhắc đến chuyện mút tay. Trong một số trường hợp, lờ đi là một cách tốt để làm ngưng hành vi này, nhất là khi trẻ dùng chuyện mút tay như là một cách để được chú ý.
-Khen ngợi hay cho một phần thưởng nhỏ - chẳng hạn như thêm một truyện kể trước khi đi ngủ hoặc một chuyến đi đến công viên - khi trẻ không mút ngón tay. Dán lên lịch một miếng sticker để ghi lại những ngày trẻ thành công trong việc tránh mút ngón tay.
-Tìm nguyên nhân. Nếu em bé mút tay để đáp ứng với stress, nên tìm hiểu nguyên nhân của stress và giải quyết, giúp bé tìm lại được sự thoải mái bằng những cách khác - chẳng hạn như một cái ôm hoặc lời trấn an. Cũng có thể cho em một cái gối hoặc thú nhồi bông để ôm, tìm sự an toàn.
-Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng. Nếu em mút tay một cách vô ý thức chứ không phải là cách tìm sự chú ý, bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở em. Không nên mắng mỏ, chỉ trích hoặc chế nhạo. Để tránh cho em bị xấu hổ trước mặt người khác, có thể nhắc nhở với một tín hiệu tay đặc biệt.
*Nha sĩ có thể giúp đỡ?
Nếu lo ngại về ảnh hưởng của việc mút tay lên hàm răng, nên hỏi bác sĩ nha khoa.
Đối với một số trẻ em, cho em nói chuyện thẳng với nha sĩ về lý do cần chấm dứt mút tay có hiệu quả hơn là nha sĩ nói chuyện với cha hoặc mẹ.
Nha sĩ cũng có thể đề nghị làm một thiết bị bảo vệ răng đặc biệt hoặc thiết bị nha khoa khiến em khó mút tay được.
Trẻ sơ sinh có phản xạ tìm và mút tự nhiên, khiến chúng đưa ngón tay cái hoặc nhiều ngón tay vào miệng - đôi khi ngay cả trước khi được sinh ra, còn nằm trong bụng mẹ.
Mút ngón tay khiến em bé cảm thấy thoải mái và an toàn nên một số các em sẽ trở thành “ghiền” mút ngón tay, nhất là khi em đang thấy chán, mệt hoặc lo lắng.
Nhiều trẻ em mút tay trong khi ôm một món đồ quý đối với em, thí dụ như cái chăn an toàn của em chẳng hạn.
Tật mút tay thường kéo dài bao lâu?
Nhiều trẻ em tự ngừng mút tay vào tuổi từ 2-4. Trẻ lớn hơn nà vẫn tiếp tục mút tay thường ngừng mút khi bị áp lực ở trường học.
Tuy nhiên, các em vẫn có thể mút tay trở lại khi bị căng thẳng hoặc lo lắng.
Khi nào nên can thiệp?
Thường mút tay không gây tai hại gì, cho đến khi em mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, mút tay có thể bắt đầu ảnh hưởng đến vòm miệng hoặc cách răng mọc, nhất là nếu em mút ngón tay cái quá nhiều. Nên tìm cách can thiệp nếu:
-Trẻ mút ngón tay cái thường xuyên hoặc rất mạnh khi đã 4- 5 tuổi.
-Mút ngón tay cái gây vấn đề về răng, chẳng hạn như các răng cửa trên chìa ra trên môi.
-Đứa trẻ tự thấy xấu hổ vì nó mút tay
*Những gì cha mẹ có thể làm
-Đừng nhắc đến chuyện mút tay. Trong một số trường hợp, lờ đi là một cách tốt để làm ngưng hành vi này, nhất là khi trẻ dùng chuyện mút tay như là một cách để được chú ý.
-Khen ngợi hay cho một phần thưởng nhỏ - chẳng hạn như thêm một truyện kể trước khi đi ngủ hoặc một chuyến đi đến công viên - khi trẻ không mút ngón tay. Dán lên lịch một miếng sticker để ghi lại những ngày trẻ thành công trong việc tránh mút ngón tay.
-Tìm nguyên nhân. Nếu em bé mút tay để đáp ứng với stress, nên tìm hiểu nguyên nhân của stress và giải quyết, giúp bé tìm lại được sự thoải mái bằng những cách khác - chẳng hạn như một cái ôm hoặc lời trấn an. Cũng có thể cho em một cái gối hoặc thú nhồi bông để ôm, tìm sự an toàn.
-Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng. Nếu em mút tay một cách vô ý thức chứ không phải là cách tìm sự chú ý, bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở em. Không nên mắng mỏ, chỉ trích hoặc chế nhạo. Để tránh cho em bị xấu hổ trước mặt người khác, có thể nhắc nhở với một tín hiệu tay đặc biệt.
*Nha sĩ có thể giúp đỡ?
Nếu lo ngại về ảnh hưởng của việc mút tay lên hàm răng, nên hỏi bác sĩ nha khoa.
Đối với một số trẻ em, cho em nói chuyện thẳng với nha sĩ về lý do cần chấm dứt mút tay có hiệu quả hơn là nha sĩ nói chuyện với cha hoặc mẹ.
Nha sĩ cũng có thể đề nghị làm một thiết bị bảo vệ răng đặc biệt hoặc thiết bị nha khoa khiến em khó mút tay được.
Có nên dùng những cách tiêu cực?
Khen thưởng khi làm tốt có hiệu quả hơn là dùng cách tiêu cực như đe dọa hay trừng phạt. Không dùng những cách như thoa dấm chua hay chất đắng vào ngón tay.
Khen thưởng khi làm tốt có hiệu quả hơn là dùng cách tiêu cực như đe dọa hay trừng phạt. Không dùng những cách như thoa dấm chua hay chất đắng vào ngón tay.
Nếu tất cả đều không hiệu quả?
Đối với một số trẻ em, mút ngón tay là một thói quen rất không thể bỏ. Tuy nhiên nên nhớ rằng, khi em bắt đầu đi học và gặp những trẻ khác, áp lực từ các bạn mới này sẽ khiến em tự bỏ được tật bú tay ban ngày. Trong khi chờ đợi, cố gắng đừng lo lắng quá đáng. Nên hiểu rằng càng ép em thì càng khó cho em bỏ. Nên bình thản chờ đợi
Đối với một số trẻ em, mút ngón tay là một thói quen rất không thể bỏ. Tuy nhiên nên nhớ rằng, khi em bắt đầu đi học và gặp những trẻ khác, áp lực từ các bạn mới này sẽ khiến em tự bỏ được tật bú tay ban ngày. Trong khi chờ đợi, cố gắng đừng lo lắng quá đáng. Nên hiểu rằng càng ép em thì càng khó cho em bỏ. Nên bình thản chờ đợi
Làm sao cho trẻ đi ngủ yên thấm
Thường thì thời gian trước khi đi ngủ của trẻ cỡ 2-4 tuổi là một sự dằng co mỗi ngày giữa cha mẹ và đứa bé. Chúng ta nên tìm hiểu các vấn đề hay xẩy ra vào thời điểm này và tìm cách giải quyết để có một giấc ngủ ngon cho cả gia đình.
Bạn đã qua được thời gian cho bú đêm và thay tã, nhưng một đêm ngon giấc vẫn còn ngoài tầm tay vì: Thời gian trước khi đi ngủ trở thành một trận chiến giữa bạn và đứa trẻ, hoặc khó giữ được đứa bé nằm im trên giường suốt đêm. Tệ hơn nữa, những trận chiến khi đi ngủ có thể khiến đứa bé mệt mỏi và cáu kỉnh suốt ngày.
Bạn đã qua được thời gian cho bú đêm và thay tã, nhưng một đêm ngon giấc vẫn còn ngoài tầm tay vì: Thời gian trước khi đi ngủ trở thành một trận chiến giữa bạn và đứa trẻ, hoặc khó giữ được đứa bé nằm im trên giường suốt đêm. Tệ hơn nữa, những trận chiến khi đi ngủ có thể khiến đứa bé mệt mỏi và cáu kỉnh suốt ngày.
Vấn đề: Hỗn loạn trước khi đi ngủ
Bạn rất bận rộn cả ngày và đêm, mọi việc đều được xếp đặt trước. Bạn thường cảm thấy vội vã khi tới giờ cho đứa bé đi ngủ, không thể dành nhiều giờ cho con
Giải pháp: Có thể bạn phải sắp xếp thời khóa biểu để dành thời gian cho việc đưa bé đi ngủ. Nên có những “thủ tục” đi ngủ giống nhau mỗi ngày, chúng khiến cho đứa bé cảm thấy thư giãn và an toàn. Những thủ tục này có thể là tắm nước ấm, đánh răng, đọc truyện và cầu nguyện trước khi đi ngủ. Mỗi đêm, có thể khen ngợi con về một thành tựu nào đó hoặc mô tả một chuyện gì làm cho bạn tự hào về con mình. Nếu bạn chơi nhạc trước khi đi ngủ, nên chơi các bài hát giống nhau mỗi đêm - và chọn giai điệu khác cho âm nhạc vào ban ngày. Sau đó cho con vào giường, đắp chăn kỹ và nói câu chúc ngủ. Nên thử nghiệm để xem thủ tục nào làm bạn và con thích nhất, sau đó giữ nguyên như vậy mỗi đêm.
Bạn rất bận rộn cả ngày và đêm, mọi việc đều được xếp đặt trước. Bạn thường cảm thấy vội vã khi tới giờ cho đứa bé đi ngủ, không thể dành nhiều giờ cho con
Giải pháp: Có thể bạn phải sắp xếp thời khóa biểu để dành thời gian cho việc đưa bé đi ngủ. Nên có những “thủ tục” đi ngủ giống nhau mỗi ngày, chúng khiến cho đứa bé cảm thấy thư giãn và an toàn. Những thủ tục này có thể là tắm nước ấm, đánh răng, đọc truyện và cầu nguyện trước khi đi ngủ. Mỗi đêm, có thể khen ngợi con về một thành tựu nào đó hoặc mô tả một chuyện gì làm cho bạn tự hào về con mình. Nếu bạn chơi nhạc trước khi đi ngủ, nên chơi các bài hát giống nhau mỗi đêm - và chọn giai điệu khác cho âm nhạc vào ban ngày. Sau đó cho con vào giường, đắp chăn kỹ và nói câu chúc ngủ. Nên thử nghiệm để xem thủ tục nào làm bạn và con thích nhất, sau đó giữ nguyên như vậy mỗi đêm.
Vấn đề: Đứa trẻ không muốn đi ngủ
Đã đến giờ đi ngủ nhưng đứa bé không muốn đi vì nó không muốn bỏ lỡ “cuộc vui” nào.
Giải pháp: Nếu con của bạn có thể nghe tiếng nói chuyện, cười, hay các âm thanh từ máy tính hoặc TV, cháu có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Để giúp cháu bé đi ngủ dễ, nên giữ yên tĩnh trong giờ cuối trước khi đi ngủ. Không để TV trong phòng của đứa bé. Cất hết những đồ chơi ồn ào. Tắt TV, máy tính và trò chơi video trong nhà. Tắt đèn. Cả nhà chỉ nên có những hoạt động yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách hoặc làm câu đố. Giấc ngủ sẽ dễ đến hơn nếu tất cả mọi người sinh hoạt chậm lại trước khi đi ngủ.
Đã đến giờ đi ngủ nhưng đứa bé không muốn đi vì nó không muốn bỏ lỡ “cuộc vui” nào.
Giải pháp: Nếu con của bạn có thể nghe tiếng nói chuyện, cười, hay các âm thanh từ máy tính hoặc TV, cháu có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Để giúp cháu bé đi ngủ dễ, nên giữ yên tĩnh trong giờ cuối trước khi đi ngủ. Không để TV trong phòng của đứa bé. Cất hết những đồ chơi ồn ào. Tắt TV, máy tính và trò chơi video trong nhà. Tắt đèn. Cả nhà chỉ nên có những hoạt động yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách hoặc làm câu đố. Giấc ngủ sẽ dễ đến hơn nếu tất cả mọi người sinh hoạt chậm lại trước khi đi ngủ.
Vấn đề: Con bạn không muốn đi ngủ một mình
Đứa bé không muốn đi ngủ một mình và thường yêu cầu bạn ở lại trong phòng cho đến khi nó ngủ thiếp đi.
Giải pháp: Để giúp đứa bé đi vào giấc ngủ một mình, bạn cần làm em cảm thấy an toàn. Bắt đầu với “thủ tục” đi ngủ êm dịu. Sau đó cho em một vật em yêu thích, chẳng hạn như một con thú nhồi bông hoặc chăn an toàn. Nếu cháu sợ bóng tối, bật đèn ngủ hoặc để cửa phòng ngủ mở.
Nếu con bạn vẫn không ngủ được, bạn có thể hứa với cháu là sẽ quay lại mỗi 10 phút cho đến khi cháu ngủ thiếp đi. Mỗi lần quay lại nên khen ngợi cháu vì đã nằm yên. Hãy nhớ rằng bạn đang giúp trẻ tự ngủ một mình. Nếu bạn chịu thua và leo lên nằm với cháu, nó sẽ nhớ - và có thể muốn y như vậy trong các đêm tiếp theo.
Đứa bé không muốn đi ngủ một mình và thường yêu cầu bạn ở lại trong phòng cho đến khi nó ngủ thiếp đi.
Giải pháp: Để giúp đứa bé đi vào giấc ngủ một mình, bạn cần làm em cảm thấy an toàn. Bắt đầu với “thủ tục” đi ngủ êm dịu. Sau đó cho em một vật em yêu thích, chẳng hạn như một con thú nhồi bông hoặc chăn an toàn. Nếu cháu sợ bóng tối, bật đèn ngủ hoặc để cửa phòng ngủ mở.
Nếu con bạn vẫn không ngủ được, bạn có thể hứa với cháu là sẽ quay lại mỗi 10 phút cho đến khi cháu ngủ thiếp đi. Mỗi lần quay lại nên khen ngợi cháu vì đã nằm yên. Hãy nhớ rằng bạn đang giúp trẻ tự ngủ một mình. Nếu bạn chịu thua và leo lên nằm với cháu, nó sẽ nhớ - và có thể muốn y như vậy trong các đêm tiếp theo.
Vấn đề: Đứa trẻ không muốn nằm trên giường của mình
Bạn đã đưa con đi ngủ, vào giường rồi nhưng sau đó lại thấy nó lẽo đẽo đằng sau.
Giải pháp: Đừng để chuyện đi ngủ trở thành một cuộc tranh đấu quyền lực. Khi đã xong hết những “thủ tục” đi ngủ và đứa bé được thoải mái, nhắc cho cháu biết rằng cháu không được ra khỏi giường nếu không có lý do chính đáng. Nếu cháu ra khỏi giường thì bắt cháu trở lại ngay, nếu cần thì phải làm nhiều lần. Bạn có thể phải đóng cửa hoặc đóng một hàng rào nơi cửa.
Bạn đã đưa con đi ngủ, vào giường rồi nhưng sau đó lại thấy nó lẽo đẽo đằng sau.
Giải pháp: Đừng để chuyện đi ngủ trở thành một cuộc tranh đấu quyền lực. Khi đã xong hết những “thủ tục” đi ngủ và đứa bé được thoải mái, nhắc cho cháu biết rằng cháu không được ra khỏi giường nếu không có lý do chính đáng. Nếu cháu ra khỏi giường thì bắt cháu trở lại ngay, nếu cần thì phải làm nhiều lần. Bạn có thể phải đóng cửa hoặc đóng một hàng rào nơi cửa.
Vấn đề: Đứa trẻ thức khuya quá
Giờ đi ngủ được ấn định là 8 giờ 30 tối, nhưng khi cháu sẵn sàng đi ngủ thì đã qua giờ đó rất lâu.
Giải pháp: Nếu cháu không thấy mệt mỏi vào giờ đi ngủ, bạn không thể bắt cháu ngủ được. Nên cố gắng giảm bớt các giấc ngủ ngắn vào ban ngày hoặc đánh thức cháu dậy sớm hơn vào buổi sáng. Bạn cũng có thể cho cháu đi ngủ sớm một vài phút mỗi đêm cho đến khi trở lại giờ đi ngủ ấn định ban đầu. Nên giữ đúng các thủ tục đi ngủ. Khi có thời gian để thư giãn, cháu bé sẽ dễ ngủ hơn.
Giờ đi ngủ được ấn định là 8 giờ 30 tối, nhưng khi cháu sẵn sàng đi ngủ thì đã qua giờ đó rất lâu.
Giải pháp: Nếu cháu không thấy mệt mỏi vào giờ đi ngủ, bạn không thể bắt cháu ngủ được. Nên cố gắng giảm bớt các giấc ngủ ngắn vào ban ngày hoặc đánh thức cháu dậy sớm hơn vào buổi sáng. Bạn cũng có thể cho cháu đi ngủ sớm một vài phút mỗi đêm cho đến khi trở lại giờ đi ngủ ấn định ban đầu. Nên giữ đúng các thủ tục đi ngủ. Khi có thời gian để thư giãn, cháu bé sẽ dễ ngủ hơn.
Vấn đề: Đứa trẻ hay thức dậy vào ban đêm
Cháu bé thức dậy vào ban đêm và không ngủ lại được nếu bạn không giúp cháu.
Giải pháp: Nếu cháu thức dậy trong đêm, nên cho cháu vài phút để ngủ lại. Nếu cháu vẫn không ngủ được, có thể vào phòng cháu để nói vài lời trấn an. Sau đó cho cháu biết cháu nên ngủ lại và rời khỏi phòng. Nên chờ lâu hơn mỗi đêm truớc khi vào phòng cháu, cho đến khi cuối cùng cháu ngủ lại mà không cần sự giúp đỡ của bạn.
Giải pháp: Nếu cháu thức dậy trong đêm, nên cho cháu vài phút để ngủ lại. Nếu cháu vẫn không ngủ được, có thể vào phòng cháu để nói vài lời trấn an. Sau đó cho cháu biết cháu nên ngủ lại và rời khỏi phòng. Nên chờ lâu hơn mỗi đêm truớc khi vào phòng cháu, cho đến khi cuối cùng cháu ngủ lại mà không cần sự giúp đỡ của bạn.
Vấn đề: Bạn bực mình vì các vấn đề trước khi đi ngủ của trẻ
Bạn hết chịu nổi các rên rỉ, khóc lóc và than phiền của cháu và chịu thua, để cho cháu xem TV rồi lăn ra ngủ trước cái TV.
Giải pháp: Những trận chiến trước khi đi ngủ có thể thử thách quyết tâm của cha mẹ. Bạn nên cố gắng giữ vững vị trí và có thể cần phải kiên nhẫn – và lờ những rên rỉ, khóc và cầu xin đi. Không bao giờ là quá muộn để dạy những thói quen đi ngủ tốt cho con em mình. Nếu cháu nhất định làm nũng, nói rõ cho cháu biết bạn mong đợi những gì và theo đúng thủ tục đi ngủ của bạn. Cuối cùng, sự cương quyết của bạn sẽ có kết quả là một đêm ngon giấc cho tất cả mọi người.
Bạn hết chịu nổi các rên rỉ, khóc lóc và than phiền của cháu và chịu thua, để cho cháu xem TV rồi lăn ra ngủ trước cái TV.
Giải pháp: Những trận chiến trước khi đi ngủ có thể thử thách quyết tâm của cha mẹ. Bạn nên cố gắng giữ vững vị trí và có thể cần phải kiên nhẫn – và lờ những rên rỉ, khóc và cầu xin đi. Không bao giờ là quá muộn để dạy những thói quen đi ngủ tốt cho con em mình. Nếu cháu nhất định làm nũng, nói rõ cho cháu biết bạn mong đợi những gì và theo đúng thủ tục đi ngủ của bạn. Cuối cùng, sự cương quyết của bạn sẽ có kết quả là một đêm ngon giấc cho tất cả mọi người.
Source:
Vien Dong Daily
No comments:
Post a Comment